Đăng bởi BÁO ĐẤU TRƯỜNG DÂN CHỦ lúc Wednesday, May 19, 2021 , 0 bình luận

Trương Châu Hữu Danh và các đồng phạm thông qua hoạt động trang Fanpage “Báo Sạch” đã nhận tiền để làm truyền thông, tư vấn pháp luật... doanh nghiệp, cá nhân với số tiền hơn 2,8 tỷ đồng.

Đội lốt kẻ tuyên truyền chống Nhà nước để kích động phá hoại bầu cử

Trương Châu Hữu Danh và nhóm Báo sạch thừa nhận hành vi xâm phạm lợi ích Nhà nước và nhận gần 3 tỷ đồng để đăng bài

Vì sao 'Trung tá, bác sĩ Đinh Đức Long tuyên bố không đi bầu cử'?

Lột mặt 'Màn kịch tự ứng cử của một số nhà dân chủ'

BBC lại ‘thiếu thiện chí’ phê phán cách dùng từ ‘mô tả ca bệnh nhiễm Covid’ của báo chí Việt Nam

Cơ quan ANĐT Công an TP Cần Thơ vừa kết luận điều tra, chuyển sang VKSND cùng cấp truy tố Trương Châu Hữu Danh (39 tuổi, ngụ Long An) và 3 đồng phạm về tội “Lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức cá nhân”.

Mâu thuẫn vì nghi nhận tiền để xử lý truyền thông cho Asanzo

Trong bản kết luận điều tra dài 36 trang, cơ quan ANĐT Công an TP Cần Thơ đã nêu hành vi phạm tội của Trương Châu Hữu Danh và các đồng phạm trong nhóm “Báo Sạch”.

Tháng 8/2019, từ mối quan hệ quen biết trong hoạt động báo chí và mạng xã hội, Trương Châu Hữu Danh, Nguyễn Phước Trung Bảo (39 tuổi, ngụ TP Đà Nẵng), Nguyễn Thanh Nhã (41 tuổi), Đoàn Kiên Giang (36 tuổi, cùng ngụ TP HCM), L.T.T (ngụ Hà Nội) và 2 người khác trao đổi, thống nhất thành lập Fanpage để viết, đăng bài phản biện lại các thông tin, vấn đề "nóng" mà xã hội quan tâm.

Trương Châu Hữu Danh và nhóm 'Báo Sạch'

Trung Bảo là người khởi tạo Fanpage “Báo Chí Sạch”. Khoảng một tháng sau các thành viên góp ý đổi tên thành “Báo Sạch”.

Bài viết đầu tiên của “Báo Sạch” về vụ việc liên quan Công ty Asanzo, theo hướng bảo vệ Asanzo, vì trước đó một cơ quan báo chí có loạt bài viết về doanh nghiệp này. Chính những bài viết về Asanzo đã gây mâu thuẫn trong nội bộ nhóm “Báo Sạch”.

Hai thành viên trong nhóm cho rằng các thành viên còn lại đã nhận tiền để xử lý truyền thông cho Công ty Asanzo, đưa tin không khách quan. Chính vì vậy, hai thành viên này rời nhóm “Báo Sạch”.

Kết luận nêu, từ khi tham gia đến lúc rời nhóm, hai thành viên nói trên chưa viết bài nào đăng trên “Báo Sạch”. Từ đây, “Báo Sạch” còn lại 5 thành viên, trong đó, Trung Bảo và Hữu Danh giữ vai trò quản trị viên (Admin), những người còn lại giữ quyền biên tập viên. Cả 5 thành viên ai cũng có quyền đăng bài trên “Báo Sạch”.

Để thống nhất chủ đề, nội dung bài viết đăng trên Fanpage, Hữu Danh và các thanh niên lập ra các nhóm chát để trao đổi.

Ngoài ra, các bị can này còn lập thêm Group “Làm Báo Sạch”, trong đó kết nạp thêm một thành viên làm quản trị viên.

"Báo Sạch" nhưng không sạch

Theo kết luận điều tra, từ khi thành lập nhóm “Báo Sạch” đến ngày Trương Châu Hữu Danh bị bắt, nhóm đã viết, đăng tải nhiều bài liên quan những vấn đề nóng được dư luận quan tâm lên Fanpage và Group như vụ án Hồ Duy Hải, Đồng Tâm, hạn mặn miền Tây, Trường đại học Tôn Đức Thắng – Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam, cưỡng chế tại Gia Trang Quán…

Khi hay tin Hữu Danh bị Công an TP Cần Thơ bắt, các thành viên trong nhóm đã tự động rời nhóm. Riêng T. là người trực tiếp thực hiện thao tác xóa Fanpage “Báo Sạch”.

Tuy nhiên, trong công tác quản lý các trang mạng hội, Cục An ninh mạng và Phòng chống tội phạm sử dụng công nghệ cao (Bộ Công an) đã trích xuất, lưu giữ 47 bài viết trên Fanpage, Group của nhóm "Báo Sạch", cùng các bài viết trên trang cá nhân của các thành viên trong nhóm.

Những tài liệu quan trọng này được chuyển cho cơ quan ANĐT Công an TP Cần Thơ để phục vụ công tác điều tra.

Trương Châu Hữu Danh tại thời điểm cảnh sát khám nhà của bị can này. Ảnh: báo Nhân Dân

Theo kết quả làm việc, xác định trong 47 bài viết nói trên thì Trung Bảo viết, đăng 15 bài, Hữu Danh 7 bài, Kiên Giang 14 bài, Thanh Nhã 4 bài, còn L.T.T chỉ chia sẻ 1 bài viết của người khác lên Fanpage. Ngoài ra, T. phụ trách hình ảnh, video minh họa trên "Báo Sạch". Đối với 6 bài viết còn lại các bị can không nhớ người viết và đăng.

Theo giám định, 47 bài viết của nhóm “Báo Sạch” mang danh nghĩa đấu tranh chống tiêu cực nhưng thực chất lại là tiêu cực. Nội dung các bài viết của nhóm “Báo Sạch” đều đi sâu khai thác mặt trái của xã hội cùng những vấn đề nóng đang tồn tại hoặc đang được giải quyết, xử lý ở các địa phương, trong các nước.

“Bằng cách thức, từ ngữ, nội dung thông tin chủ tài khoản đã thể hiện, đề cập đến hướng dư luận trên mạng vào bình luận, chia sẻ, phát tán thêm…

Qua đó thể hiện rõ ý đồ của các cá nhân có liên quan nhằm tuyên truyền, xuyên tạc, kích động tâm lý, kêu gọi, xúi giục, lôi kéo các đối tượng xấu trong, ngoài nước tham gia làm bất ổn tình hình xã hội, tình hình đất nước, tham gia chống, phá đối với các tổ chức Đảng, nhà nước, chính quyền các địa phương. Xúc phạm uy tín, danh dự các cá nhân là cán bộ lãnh đạo của Đảng, nhà nước, các tổ chức khác…”, kết luận nêu.

Quá trình điều tra, Công an TP Cần Thơ đã ủy thác điều tra cho cơ quan ANĐT các tỉnh gồm: Bình Phước, Quảng Ninh, Đắk Nông, Bắc Ninh, Quảng Trị, Ninh Bình, Khánh Hòa, Thanh Hóa, Phú Yên thực hiện xác minh, làm việc với các cơ quan, tổ chức, cá nhân mà nội dung bài viết trên Fanpage “Báo Sạch” và Facebook cá nhân của Hữu Danh phản ánh.

4 tỉnh đã trả lời kết quả ủy thác điều tra, trong đó khẳng định nội dung bài viết của Hữu Danh phản ánh không đúng sự thật, thông tin sai lệch… Các tỉnh khác chưa thực hiện ủy thác điều tra xong nên chưa trả lời kết quả.

Tiếp tục điều tra

Quá trình điều tra, công an còn chứng minh được các bị can trong vụ án thông qua hoạt động trang “Báo Sạch” đã nhận tiền để làm truyền thông, quảng bá thương hiệu và tư vấn pháp luật cho 8 doanh nghiệp, cá nhân ở nhiều địa phương khác nhau với tổng số tiền hơn 2,8 tỷ đồng.

Kết luận nêu, cơ quan điều tra sẽ tiếp tục xác minh, làm rõ, nếu có dấu hiệu của tội phạm thì tiến hành khởi tố, điều tra xử lý.

Ngoài ra, cơ quan điều tra thu giữ tại nhà, hộp thư điện tử... của các bị can 9 văn bản liên quan đến vụ án Hồ Duy Hải, Trường đại học Tôn Đức Thắng.

Công an cho biết, hành vi của các bị can có dấu hiệu phạm tội Cố ý làm lộ bí mật nhà nước; Chiếm đoạt, mua bán hoặc tiêu hủy vật hoặc tài liệu bí mật nhà nước, theo Điều 337 BLHS.

Tuy nhiên, do tính phức tạp của sự việc và đảm bảo kết thúc điều tra đúng thời hạn của vụ án "Lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức cá nhân”, Công an Cần Thơ đã tách các hành vi này thành vụ án khác, xử lý sau.

Thành Trung (Vietnamnet)

Tags:

Lưu ý: Khi để lại Nhận xét bạn nên click vào ô "Thông báo cho tôi" ở dưới để nhận phản hồi từ Admin

Học tiếng anh
Floating Image X