Đăng bởi BÁO ĐẤU TRƯỜNG DÂN CHỦ lúc Monday, June 21, 2021 , 0 bình luận

(Tindautruongdanchu)-Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh từng căn dặn: “Người làm báo cách mạng phải có tâm sáng, lòng trong, bút sắc!”; “Cán bộ báo chí cũng là chiến sĩ cách mạng. Cây bút, trang giấy là vũ khí sắc bén của họ. Để làm tròn nhiệm vụ vẻ vang của mình, cán bộ báo chí cần phải tu dưỡng đạo đức cách mạng”[1]. Học tập và làm theo tấm gương đạo đức sáng ngời của người thầy “khơi nguồn” nền báo chí báo chí cách mạng Việt Nam, các thế hệ nhà báo cách mạng luôn giữ vững “bút sắc, tâm sáng”, dùng đạo đức và ngòi bút của mình làm vũ khí trong sự nghiệp phò chính trừ tà, để rồi mỗi lần tác nghiệp, vũ khí đó chính lá chắn, giúp nhà báo chân chính dũng cảm vượt qua gianh giới mong manh giữa đạo đức và sự cám dỗ của vật chất, áp lực từ nhiều phía, để phản ứng chân thực, khách quan sự kiện, trở thành cầu nối giữa Đảng, Nhà nước và nhân dân, không chỉ hướng đến những giá trị “chân, thiện, mỹcòn “dùng ngòi bút làm đòn xoay chế độ/ Mỗi vần thơ bom đạn phá cường quyền”, vũ khí chống lại các luận điểm sai trái, tư tưởng phản cách mạng của các thế lực thù địch, đấu tranh với mọi hiện tượng tiêu cực trong xã hội “Đâm mấy thằng gian bút chẳng tà”.

>>Mạng xã hội - nhận diện và nguy cơ

>>'Chiến dịch viết thư’ của Ân xá quốc tế chỉ là trò tổng lực 'bom' thư bẩn

>>Bài 1: Tự do ngôn luận khác với 'ngôn luận tự do'

>>Xây dựng hệ bài chuyên luận lý luận chính trị bẻ gãy từ gốc những luận điệu xuyên tạc, sai trái, thù địch

>>Phụ hoạ, hùa theo những luận điệu sai trái – Căn bệnh chữa trị

Kể từ khi ra đời 21 - 6 - 1925 do lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc sáng lập tại Quảng Châu, Trung Quốc - làm cơ quan ngôn luận của Hội Việt Nam cách mạng Thanh niên, để tuyên truyền chủ nghĩa Mác-Lênin vào trong nước, giáo dục, thức tĩnh và đoàn kết nhân dân đấu tranh đến nay, nền báo chí cách mạng Việt Nam đã đi hết chặng đường 96. Chặng đường ngót gần thế kỷ ấy, từ một chủ bút, kiêm nhà báo, in ấn đến người bán báo Nguyễn Ái Quốc đến nay (31/12/2020), Việt Nam có 779 cơ quan báo chí, 21.132 nhà báo hoạt động trên tất cả các lĩnh vực, đã cùng Đảng, Nhà nước, nhân dân ta đi qua các chặng đường gian khổ nhất và đóng góp một phần không nhỏ trong những năm tháng đấu tranh giành chính quyền cách mạng Tháng Tám năm 1945, hai cuộc kháng chiến thần thánh chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược, thu nam sông liền một dải, cả nước đi lên xây dựng CNXH.

Cùng cả nước làm nên những mốc son chói lọi ấy, nhà báo ra trận, trở thành đồng chí đồng đội cùng chiến tuyến với những người lính cầm súng trên chiến trường, “vào sinh ra tử”, vượt qua mưa bom, pháo đạn, dùng ngòi bút, máy ảnh của mình làm vũ khí, phán ánh trung thực các sự kiện lịch, để lại cho hậu thế hôm nay những trang viết, bức ảnh, phim phóng sự, giúp họ hiểu hơn về sự cống hiến của lớp lớp cha anh và những nhà báo cách mạng đã hiến dâng tuổi trẻ của mình, vì độc lập, tự do của Tổ quốc, vì chủ nghĩa xã hội. Để rồi hôm nay, nối tiếp của họ, lớp nhà báo cách mạng tiếp tục dùng ngòi bút và đạo đức nghề nghiệp của mình “thêu dệt” nên những kỳ tích mới, góp phần xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.

Đóng góp vào quá trình xây dựng và bảo vệ Tổ quốc hiện nay, trong bối cảnh thông tin phát triển bùng nổ của mạng xã hội thời Công nghiệp 4.0, tin giả, thông tin sai sự thật rất nhiều, đặc biệt, là kẻ thù luôn lợi dụng mạng xã hội, truyền thông để chống phá Đảng và Nhà nước ta, phủ nhận chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh; phá hoại nền tảng tư tưởng và sâu xa hơn là xóa bỏ vai trò lãnh đạo của Đảng, lật đổ chế độ xã hội Chủ nghĩa, đẩy nhanh những biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”,... Trước yêu cầu, nhiệm vụ tuyên truyền, phổ biến đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước đến người dân đặt ra, phản ánh nguyện vọng chính đáng của các tầng lớp nhân dân; định hướng dư luận xã hội, hơn bao giờ hết, nhà báo cách mạng luôn khắc dạ ghi tâm lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh về “bút sắc, lòng trong” và thể hiện bằng chính hành động “sản phẩm” thiết thực của người làm báo.

“Bút sắc” là năng lực sáng tạo tác phẩm báo chí, phương tiện “cần thiết” nhất để có tác phẩm báo chí hay, thu hút được sự quan tâm của nhân dân; thuyết phục được bạn đọc, góp sức xây và bảo vệ Tổ quốc. Muốn vậy,  nhà báo phải có dũng khí đấu tranh vì quyền lợi của nhân dân, của Đảng, Nhà nước. Để bút luôn sắc, ngòi bút không bị “bẻ cong” thì tất yếu nhà báo phải triệt để tôn trọng sự thật, thu thập tài liệu, điều tra, xử lý chính xác để có bài báo khách quan, trung thực, công tâm.

“Lòng trong” là phẩm chất điều kiện “đủ”, cái tâm của người cầm bút, tiêu chuẩn hàng đầu để tạo nên nhân cách nhà báo cách mạng. Nó sẽ giúp nhà báo sáng tạo báo chí đúng tôn chỉ, mục đích, vì lợi ích của quốc gia, dân tộc chứ không tư lợi riêng. “Lòng trong” cũng là nền tảng để hội tụ nên bản lĩnh, ý chí vượt qua tất cả mọi sự cám dỗ khi dấn thân vào môi trường làm báo vốn sôi động, phong phú và khắc nghiệt, nhất là trong điều kiện cơ chế thị trường; nhắc nhở mỗi nhà báo phải luôn tự rèn luyện, tự soi lại chính mình, xác định những giới hạn về tiêu chí đạo đức để không ngừng tôi rèn bản thân, góp phần nhân lên cái đẹp, đẩy lùi cái xấu.

Ngòi bút của nhà báo gắn liền với đạo đức nghề nghiệp. Đó chính là tính chiến đấu, hướng dẫn cổ vũ dư luận; ủng hộ bảo vệ cái tích cực, đẩy lùi tiêu cực, góp phần đem lại công bằng cho xã hội. Điều đó thể hiện, mỗi nhà báo khi hành nghề bao giờ cũng đặt lương tâm và trách nhiệm lên hàng đầu. Một bài viết có thể khiến sự việc tốt hơn lên, nhưng nếu không trung thực, bài viết cũng có thể làm sự việc xấu đi. Để ngòi bút sắc bén được phát huy tốt, rất cần cái tâm của nhà báo để hướng tới “hệ giá trị văn hóa và chuẩn mực con người”[2] như Đại hội XIII của Đảng đề ra.

Trong cuộc đấu tranh chống tham nhũng, tiêu cực, các tệ nạn xã hội và các thế lực chống phá Đảng, Nhà nước ta thời gian qua, báo chí cách mạng đã phát huy vai trò xung kích, thể hiện rõ chức năng giám sát của nhân dân. Nội dung thông tin của báo chí ngày càng phong phú, hiệu quả. Độc giả luôn ghi nhận: báo chí luôn đi tiên phong trong việc phát hiện, phanh phui các hiện tượng tiêu cực, tham nhũng, đẩy lùi cái xấu trong xã hội, đồng thời, góp một phần công sức không nhỏ vào công cuộc đổi mới đất nước. Bạn đọc, dư luận xã hội luôn đặt niềm tin vào ngòi bút, tâm huyết của đội ngũ những người làm báo chân chính. Nhà báo không chỉ tự trang bị vững kiến thức về pháp luật, nghiệp vụ, mà cần cả vốn sống, đạo đức nghề nghiệp: Đó là phanh phui, đưa ra ánh sáng các vụ án tham nhũng của không ít cán bộ cao cấp của Đảng, Nhà nước, các công ty nước ngoài vi phạm pháp luật trong quá trình đầu tư vào Việt Nam, Formosa Vũng Áng, Hà Tĩnh, công ty General Pharmaceuticals Ltd, Bangladesh, Globe Pharmaceuticals Ltd – Bangladesh, coongv ty Sandoz – Australia…

Đọc, xem những trang phóng sự điều tra, độc giả đều ghi nhận: người viết báo không khác gì cán bộ trong ngành thanh tra, thậm chí có khi như một cảnh sát điều tra. Thông thường khi có đơn khiếu nại của người dân gửi đến, nhà báo đều phải đi thực tế xác minh, nắm bắt sự việc, tham vấn những người am hiểu luật… sau đó viết bài để công khai minh bạch sự việc. Hành trình giải quyết một đơn khiếu nại có khi kéo dài cả tuần và đều nằm trong sự chủ động của nhà báo. Nhất là khi giải quyết khiếu nại, về đất đai, tài sản... họ đều phải đối mặt với cám dỗ về vật chất. Nếu tâm không vững, bút không thẳng thì nhân dân, bạn đọc sẽ xa lánh họ.

Đất nước ta đang trên đường đổi mới, đời sống của người làm báo tuy có được cải thiện nhưng vẫn còn nhiều khó khăn vất vả, có khi còn đe dọa tính mạng… nhưng cái tâm của họ vẫn luôn được đề cao, trong sáng. Có người cho rằng: Người làm báo chân chính thì không bao giờ giàu có, nhưng để kiếm tiền bằng những bài báo trái với lương tâm nghề nghiệp thì nhanh giàu. Chỉ cần bài viết của họ tung hô, thổi phồng thành tích cho doanh nghiệp, bao biện, đánh lạc hướng dư luận để chạy tội cho chủ đầu tư, doanh nghiệp…l à đã có tiền “bồi dưỡng” gấp cả chục lần tiền nhuận bút. Điều đó không thể chấp nhận, sự thật bao giờ cũng là chân lý, dối trá sẽ bị phanh phui. Độc giả cần những thông tin trung thực, chứ không cần những thông tin sai lệch chỉ để kiếm tiền. Làm nghề báo cũng giống như mọi nghề trong xã hội, cần bắt đầu từ cái tâm và cái đức của người cầm bút, hay phải hội tụ “tâm, tài, tầm” của mình mới đủ sức chiến đấu, đủ dũng khí để mỗi trang viết không bị lệch chuẩn vì những mục đích cá nhân, bán rẻ nhân cách của mình.

Những người làm báo chân chính, có tâm sáng sẽ được độc giả quý mến. Bởi họ thường tự nhủ: phải giữ vững phẩm chất để không bị những tác động xấu của xã hội, sự cám dỗ của đồng tiền, và thấy mình không phải hổ thẹn với lương tâm. Qua những tác phẩm báo chí, độc giả chúng tôi cũng ghi nhận: nhà báo đã kêu gọi được sự hảo tâm của toàn xã hội đối với những người tàn tật, trẻ mồ côi, những nơi gặp thiên tai lũ lụt, Quỹ Vacxine vừa qua. Hay, trên trận tuyến chống đại dịch Covid – 19, nhà báo trở thành đồng đội của đội ngũ y, bác sĩ, lực lượng y tế, lực lượng vũ trang trên tuyến đầu chống dịch. Những giọt mô hôi, nước mắt đã chảy, kể cả đỗ máu… song, bằng ngòi bút và tâm thế tiên phong, những nhà báo cách mạng đã tiên phong xung kích ở vùng tâm dịch, phản ánh khách quan trung thực sự kiện và tuyên truyền kịp thời chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước đến người dân trong phòng, chống dịch bệnh. Điều đó góp phần không nhỏ vào  thực thi chính sách “an dân” của Đảng, Nhà nước, kịp thời chống lại luận điệu chống phá của các thế lực thù địch.

Đặc biệt, trên mặt trận chống “diễn biến hòa bình”, đòi hỏi ngòi bút của nhà báo phải sắc bén, có đầy đủ bản lĩnh của người chiến sĩ nhận biết được đúng sai và phê phán, phản bác không khoan nhượng địch. Nói có lý lẽ, phân tích rõ ràng, có chứng cứ thực tế thì chân lý sẽ hiện ra, những điều xằng bậy, sai trái sẽ bộc lộ rõ để mọi người thấy. Đó cũng là tính chiến đấu và cũng là cái tâm của nhà báo.

Cái tâm của người làm báo không chỉ ở lòng vị tha, ý thức trách nhiệm trước cộng đồng, xã hội “lấy cái đẹp, dẹp cái xấu”, mà còn là lòng say mê, tâm huyết. Chỉ có tâm huyết mới trở thành động lực thúc đẩy họ dấn thân vào những nơi khó khăn vất vả, thậm chí là nguy hiểm. Chẳng ai giao trách nhiệm cho họ cả, nhưng những người làm báo đều tự rèn cho mình về tâm đức, gạt bỏ mọi mưu toan, cám dỗ, để tâm ngày càng trong sáng, xứng đáng với sự tin cậy của Đảng, của nhân dân. Với cái tâm của người làm báo: cảm giác mắc nợ, có lỗi vì chưa đáp ứng được sự tin yêu của bạn đọc vẫn cứ âm ỉ, thôi thúc những người làm báo tiếp tục cố gắng để không phụ lòng tin yêu của độc giả.

Tuy vậy, vẫn còn hiện tượng “con sâu làm rầu nồi canh” một số người làm báo không hiểu hết vị trí, vai trò, đúng chức năng, nhiệm vụ của mình, mà tự cho mình cái “quyền sinh, quyền sát” trong tay. Với sự thiếu hiểu biết, non kém về nghiệp vụ của một số nhà báo đã đưa chuyện “đầu chày, cuối chày”, đâu vào đâu đã vội vàng đăng tin “giật gân” chạy theo số lượng và vật chất mà đánh mất mình. Hay, trước một nỗi buồn đau của người khác, việc đưa hay không đưa, đưa tin như thế nào cũng là một cách để những độc giả thông thái nhận ra được nhân cách của những người làm báo…

Làm nghề nào trong xã hội cũng cần phải có tâm với nghề. Nghề báo chữ “tâm” càng được nhân lên gấp bội lại. Ngòi bút sắc của nhà báo gắn liền với đạo đức nghề nghiệp, thể hiện đầy đủ ở nhân tố đổi mới, tiếp cậ, cập nhật và phản hơi thở đời sống, cầu nối Đảng, Nhà nước với nhân dân. Đó chính là tính chiến đấu, hướng dẫn cổ vũ dư luận rộng hộ bảo vệ cái tích cực, đẩy lùi tiêu cực, góp phần vào thực hiện thắng lợi mục tiêu của Đảng, chính sách của Nhà nước, phản phác các luận điểm sai trái chống phá cách mạng, lấy cái đẹp, dẹp cái xấu, hướng tới những giá trị văn hóa tốt đẹp của dân tộc.

Phạm Nhung



[1] Hồ Chí Minh toàn tập, t.13, Nxb CTQG – ST, H.2011, tr.466

[2]Ðảng CSVN (2021). Văn kiện Ðại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII. H., NXB CTQG ST, tập 1, tr.143.

Tags:

Lưu ý: Khi để lại Nhận xét bạn nên click vào ô "Thông báo cho tôi" ở dưới để nhận phản hồi từ Admin

Học tiếng anh
Floating Image X