(Tindautruongdanchu)-Đối với vấn đề giải quyết tranh chấp
trên Biển Đông, quan điểm nhất quán của Đảng và Nhà nước Việt Nam là giải quyết
tranh chấp bằng các biện pháp hòa bình trên cơ sở luật pháp quốc tế.
>>Sao lại cố xuyên tạc giá trị cao cả của 'quỹ vaccine phòng, chống covid’
>>RFA vẫn trơ tráo 'kêu gào' vô lối về cách phòng, chống dịch ở Việt Nam
>>Tuyên án Cao Văn Dũng về tội 'Tuyên truyền chống Nhà nước'
>>Lại trò 'khuấy nước' xuyên tạc vụ án Lê Dũng vova
Trên trang RFA đài Á
châu tự do, ngày 14 tháng 6 năm 2021 có bài đăng tên: “Hải đội dân quân chưa thể
đe dọa Trung Quốc ở Biển Đông” của tác giả Nguyễn Thế Phương có đoạn viết: “Trả
lời câu hỏi của RFA về việc liệu lực lượng DQB của Việt Nam có thể “đe doạ” lực
lượng thực thi pháp luật hàng hải và an ninh quốc phòng của TQ như chỉ trích của
một số tờ báo nước này hồi tháng 4 vừa qua, ông Phương cho biết Việt Nam có
khả năng cản trở TQ trong quá trình Bắc Kinh áp đặt kiểm soát của
mình ở các khu vực tranh chấp và là nước có tranh chấp duy nhất ở
Đông Nam Á có đủ nguồn lực để làm điều này, song để đe dọa được Trung
Quốc thì rõ ràng là chưa thể”. Quan điểm này là hoàn toàn sai trái nhằm
làm sai lệch mục đích thành lập lực lượng Hải đội dân quân biển của Việt Nam của
Đảng, Nhà nước ta và xuyên tạc mối quan hệ truyền thống, lâu đời giữa Việt Nam
và Trung Quốc.
Ngày 25/7, tại Hà Nội,
Quân ủy Trung ương tổ chức Hội nghị để cho ý kiến về các nội dung xây dựng hải
đội dân quân biển làm nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền biển, đảo; Chiến lược bảo vệ
biên giới; Đại tướng Ngô Xuân Lịch, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Bí thư Quân
ủy Trung ương, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng chủ trì Hội nghị.
Các đại biểu dự hội
nghị đã tập trung phân tích, đánh giá, dự báo tình hình quốc tế, khu vực; làm
rõ những nguy cơ, thách thức đối với sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc; đồng thời khẳng
định việc triển khai xây dựng hải đội dân quân biển làm nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền
biển, đảo, biên giới quốc gia trong tình hình mới là nhiệm vụ cần thiết, cấp
bách, có ý nghĩa quan trọng trong xây dựng thế trận quốc phòng toàn dân, thế trận
chiến tranh nhân dân, gắn với thế trận an ninh nhân dân.
Việc xây dựng các hải
đội dân quân biển phải quán triệt đường lối, quan điểm của Đảng về quốc phòng,
quân sự, bảo vệ Tổ quốc, tuân thủ hiến pháp, pháp luật; có chất lượng tổng hợp,
khả năng sẵn sàng chiến đấu cao, coi trọng chất lượng chính trị, có tổ chức,
biên chế phù hợp; kết hợp nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền biển, đảo với phát triển
kinh tế biển, đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền biển, đảo trong tình
hình mới theo tinh thần Nghị quyết Đại hội XII của Đảng; góp phần phòng ngừa,
ngăn chặn, đẩy lùi nguy cơ xung đột vũ trang trên biển.
Về mặt ngoại giao
chính thức, Việt Nam luôn cam kết tuân theo "Phương châm 16 chữ vàng", là láng giềng tốt
của Trung Quốc. Việt Nam và Trung Quốc sẽ kiềm chế những xung đột, tranh chấp
trên biển Đông, không để ảnh hưởng đến quan hệ giữa 2 nước. Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Phú Trọng họp
báo (10/4/2007 tại
Bắc Kinh) và tuyên bố: "Quan hệ Trung-Việt chưa lúc nào tốt đẹp như lúc
này".
Vậy việc thành lập Hải
đội dân quân biển Việt Nam không phải để đe dọa Trung Quốc ở biển đông như lời
của tác giả Nguyễn Thế Phương nói mà Hải đội có nhiệm vụ: Phối hợp với các lực
lượng chức năng trong đấu tranh bảo vệ chủ quyền biển, đảo; tuần tra, thu thập,
xử lý thông tin trên không, trên biển; tuyên truyền, vận động nhân dân thực hiện
đường lối, quan điểm của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về quốc
phòng, an ninh; cứu hộ, cứu nạn, vận tải, tiếp tế trên biển.
Xuân Huấn