Đăng bởi BÁO ĐẤU TRƯỜNG DÂN CHỦ lúc Friday, July 16, 2021 , 0 bình luận

(Tindautruongdanchu)-Ngày 14/7/2021 Đài Châu Á tự do (RFA) đưa tin Ông Marc Knapper, người được Tổng thống Joe Biden bổ nhiệm làm tân Đại sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam, đưa ra cam kết sẽ tăng cường quan hệ an ninh với Hà Nội trong khi tìm cách cân bằng tiếp cận thị trường và thúc đẩy Việt Nam tôn trọng nhân quyền. Dường như, ông Marc Knapper chưa thực sự hiểu Việt Nam nên vẫn còn định kiến nhưng tuy nhiên, trong một chừng mực nhất định ‘lời phát biểu của ông Marc Knapper’ cũng đã bị các hãng truyền thông thiếu thiện chí ‘loan tải’ không còn ‘nguyên vẹn’…. 

>>Đưa tin và phát ngôn trơ tráo của CPJ khi đòi 'trả tự do ngay lập tức' cho tên tội đồ Lê Văn Dũng

>>Bài 1: Bảo vệ 'đầu não' và 'trái tim'

>>Lộ rõ chân tướng những kẻ 'mưu toan' đen tối trong vụ sinh viên Hải Dương tham gia chống dịch ở Tp Hồ Chí Minh

>>Lợi dụng sự bất ổn ở Cu Ba để kích động chống phá

>>Đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch về chủ quyền biển, đảo của Việt Nam trên mạng xã hội

Cam kết của ông Marc Knapper được đưa ra tại phiên điều trần trước Ủy Ban Đối ngoại Thượng viện Mỹ vào ngày 13/7 và được Reuters loan tin. Ông cho rằng mối quan hệ đối tác Hoa Kỳ- Việt Nam chỉ có thể phát triển hết mức khi mà Washington nhận thấy tiến bộ đáng kể về vấn đề nhân quyền tại Việt Nam. Đây được cho là quan ngại lớn của phía Hoa Kỳ. Ông Marc Knapper nêu bật những biện pháp của Hà Nội giới hạn quyền tự do Internet và đề cập đến một xu thế đáng quan ngại về sự sách nhiễu, bắt bớ tùy tiện, phi pháp, kết tội bất công và những án tù nặng nề đối với các nhà báo và giới hoạt động tại Việt Nam.

Có thể khẳng định đây là một nhận thức rất phiến diện, áp đặt và mang tính chủ quan và có thể ảnh hưởng sâu sắc tới quan hệ ngoại giao giữa Việt Nam và Hoa Kỳ đang ngày càng phát triển.


Trên thực tế, Đảng, Nhà nước Việt Nam luôn nhất quán chủ trương, chính sách tôn trọng và bảo vệ các quyền tự do cơ bản của con người, trong đó có quyền tự do thông tin, tự do Internet và mạng xã hội. Theo thống kê, đến tháng 01 năm 2021 ở Việt Nam có hơn 68 triệu người dùng internet chiếm hơn 70% dân số với hàng trăm mạng xã hội khác nhau, thông qua các trang mạng xã hội, mọi người dân có thể bày tỏ thông tin và chính kiến của mình. Nhiều cơ quan, tổ chức trong hệ thống chính trị từ Trung ương đến địa phương đã sử dụng mạng phục vụ cho công việc như giải quyết thủ tục hành chính và liên hệ trực tiếp với người dân. Các hội, nhóm được lập ra trên mạng xã hội có thể trao đổi, chia sẻ thông tin, cảm xúc hay tổ chức diễn đàn…

Những việc đang diễn ra hằng ngày, hằng giờ ở Việt Nam đã chứng minh rằng Việt Nam không hề có việc giới hạn quyền tự do Internet, mà trái lại còn được Đảng, Nhà nước bảo đảm phát triển tự do. Mọi người dân đều được thực hiện quyền tự do Internet và mạng xã hội trong khuôn khổ pháp luật. Nhờ đó, an ninh mạng được đảm bảo, phòng ngừa, ngăn chặn các hoạt động lợi dụng mạng xã hội, Internet để vi phạm pháp luật Việt Nam.

Việt Nam đã ban hành nhiều văn bản pháp luật liên quan đến Internet và mạng xã hội như Bộ luật Hình sự 2015, Luật An ninh mạng 2018, các Nghị định, Thông tư hướng dẫn; đã triển khai công tác phát hiện, đấu tranh, xử lý nghiêm các đối tượng có hoạt động lợi dụng Internet, mạng xã hội để vi phạm pháp luật. Điều đó hoàn toàn phù hợp với điều kiện của Việt Nam và thông lệ quốc tế, trên thế giới nhiều quốc gia cũng làm như vậy.  

Thực tiễn ở nhiều quốc gia cho thấy, việc thực hiện quyền tự do internet cũng luôn được đặt trong khuôn khổ pháp luật. Điển hình như: Ủy ban châu Âu đã ban hành luật về bảo vệ sự riêng tư toàn cầu nhằm hạn chế hoạt động của internet, mạng xã hội vi phạm quyền riêng tư của công dân của các nước thành viên. Ủy ban châu Âu (EU) còn yêu cầu Facebook, Google, Twitter phải điều chỉnh các điều khoản sử dụng dịch vụ, truy quét thông tin xấu, gồm cả tin xuyên tạc, sai sự thật, nếu không sẽ phải chịu chế tài xử lý nghiêm khắc. Nhiều nước châu Phi và Trung Quốc cũng nghiêm cấm Facebook triển khai dịch vụ ở các nước này. Ngay ở Mỹ, Quốc hội nước này cũng ban hành nhiều văn bản pháp luật nhằm ngăn chặn, xử lý việc lợi dụng Internet, mạng xã hội để khủng bố, kích động bạo lực…

Như vậy, có thể khẳng định, ở Việt Nam không hề có chuyện giới hạn quyền tự do Internet và sự sách nhiễu, bắt bớ tùy tiện, phi pháp, kết tội bất công và những án tù nặng nề đối với các nhà báo và giới hoạt động tại Việt Nam. Vì vậy, hi vọng rằng trên cương vị mới của mình, ông Marc Knapper sẽ tìm hiểu kỹ hơn về đất nước, con người Việt Nam nói chung cũng như các vấn đề về tư do Internet, tự do tôn giáo, tín ngưỡng của Việt Nam để phát huy vai trò là cầu nối đưa quan hệ Việt Nam – Hoa Kỳ ngày càng phát triển.

Bùi Sỉu

Tags:

Lưu ý: Khi để lại Nhận xét bạn nên click vào ô "Thông báo cho tôi" ở dưới để nhận phản hồi từ Admin

Học tiếng anh
Floating Image X