Đăng bởi BÁO ĐẤU TRƯỜNG DÂN CHỦ lúc Friday, July 30, 2021 , 1 comment

(Tindautruongdanchu)-Mới đây, trên mạng xã hội đã xuất hiện hình ảnh một người đàn ông lặng lẽ biểu diễn kèn saxophone dưới một bệnh viện dã chiến. Được biết người trong clip là anh Trần Mạnh Tuấn, một nghệ sĩ biểu diễn saxophone. Hình ảnh anh biểu diễn một cách chuyên nghiệp, bình thản và hết mình ở một "sân khấu" vô cùng đặc biệt đã khiến nhiều người không khỏi xúc động. Nhưng lại có những thông tin cố tình đồn đoán hòng tạo cớ để xuyên tạc ….

>>Vụ Vingroup mượn vaccine Covid-19: RFA cố tình không biết hay tạo cớ xuyên tạc ’?

>>Đừng cố tình tạo cớ phá hoại 'chính sách mua và tiêm vaccine Covid 19' của Việt Nam

>>Quân Tru Ong TV đừng 'giở trò' cắt xén thông tin để vu cáo

>>Facebook Nguyen Duc Khai mạo danh bác sĩ để chống phá hoạt động chống dịch Covid-19?

Dịch Covid-19 đang diễn biến hết sức căng thẳng tại khu vực TP.HCM. Song đây cũng là lúc chúng ta được chứng kiến sự đoàn kết của người dân trên cả nước khi Sài Gòn liên tục nhận được sự hỗ trợ từ những khu vực khác. Người dân tại đây, bằng cách này hay cách khác, ai cũng đang nỗ lực góp sức mình vào cuộc chiến chống dịch vì một ngày Sài Gòn bình yên trở lại.

Khán giả của Trần Mạnh Tuấn là những người đứng sau ô cửa sổ trên các tòa nhà cao tít, khoác trên mình bộ đồ bảo hộ dày cộm. Khi nghe thấy tiếng kèn, họ nhìn xuống và bảo nhau cùng ra xem từ cửa sổ. Dù có thể người nghệ sĩ bên dưới sẽ không thể nghe rõ được tiếng vỗ tay hay hò reo, nhưng cả anh và tất cả y bác sĩ, bệnh nhân trong bệnh viện dã chiến đều hiểu rằng, đây là lời cổ vũ tinh thần ấm áp nhất, chứa đầy niềm tin và động lực nhất mà họ dành cho nhau trong thời điểm hiện tại.

góc ảnh khác phía sau nghệ sĩ saxophone Trần Mạnh Tuấn là một trạm phát sóng di động 4G của Viettel đặt để phục vụ bệnh viện dã chiến hoạt động bảo đảm thông tin thông suốt. Ngay sau đó với rất nhiều những suy đoán, đồn thổi của bộ phận người dùng mạng tay nhanh hơn não cho rằng: Nhà nước điều xe phá sóng đến bệnh viện dã chiến để bưng bít thông tin, tình hình dịch bệnh; ngăn cấm lan truyền các hình ảnh thực tế tại hiện trường; thành phố Hồ Chí Minh thực sự toang, số lượng người chết không như công bố…

Những đồn đoán bịa đặt, vô căn cứ nhanh chóng lan truyền trên mạng xã hội và gây ra những hoang mang trong dư luận nhân dân trong nước và ảnh hưởng đến công tác phòng chống dịch, uy tín của Đảng, Nhà nước, Quân đội và cả hệ thống chính trị đang nỗ lực cố gắng ngày đêm không mệt mỏi.

Những thông tin cố tình tạo cớ đồn đoán về chiếc xe phía sau nghệ sĩ Trần Mạnh Tuấn

Chỉ cần tinh ý một chút thì ta dễ dàng nhận thấy những đồn đoán ấy là vô căn cứ và thiếu hiểu biết khi những kẻ này không nhận biết được đâu là xe phá sóng và đâu làm trạm phát sóng di động và mục đích của chúng không có gì khác nhằm gây hoang mang dư luận, đi ngược lại nỗ lực phòng chống dịch của cả nước.

Xe phá sóng thường được triển khai theo các đoàn xe quân sự, đoàn xe nguyên thủ hoặc nhân vật quan trọng nhằm vô hiệu hóa các loại bom điều khiển từ xa, bảo vệ sự an toàn cho cả đoàn xe. Trong một số trường hợp, xe phá sóng cũng được triển khai ở những nơi tập trung đông người khi có sự kiện lớn hoặc bạo động. Trong quá trình hoạt động, bộ phá sóng sẽ phát hiện và phân loại các loại sóng vô tuyến có khả năng được sử dụng để kích hoạt bom. Sau khi đã xác định được dải tần sóng khả nghi, hệ thống làm nhiễu sẽ phát đi các tín hiệu gây nhiễu nhằm vô hiệu hóa dải sóng đó. Bom tự chế thực sự là mối họa gây ra vô số thương vong khi bị kích nổ. Loại bom này khá phổ biến ở các nước Trung Đông như Iraq, Israel và Palestine. Hầu hết các loại bom dạng này đều được kích hoạt từ xa bằng thiết bị kích nổ qua sóng vô tuyến. Ngoài mục đích sát hại dân thường, các loại bom này còn được các tổ chức, cá nhân cực đoan dùng để tấn công, phục kích các đoàn xe quân sự, xe nguyên thủ hoặc nhân vật quan trọng. Giải pháp ngăn chặn các cuộc tấn công loại này là sử dụng xe phá sóng nhằm vô hiệu hóa sóng vô tuyến trong phạm vi mà xe phá sóng đi qua, bảo vệ an toàn cho đoàn xe. Chính vì vậy trong quá trình di chuyển linh cữu Đại tướng Võ Nguyên Giáp từ nhà tang lễ ra sân bay trong đoàn xe có 1 xe phá sóng.

Trong hình ảnh phía sau nghệ sĩ Trần Mạnh Tuấn là xe phát sóng di động, mỗi chiếc xe này có năng lực phục vụ tương đương với 4 trạm thu phát sóng thông thường, nhằm tối ưu năng lực mạng lưới, không để xảy ra nghẽn mạng. Nhà nước dự tính trong các bệnh viện dã chiến sẽ có hàng nghìn người và trang thiết bị, máy móc dùng mạng tập trung. Do vậy, các nhà mạng đã triển khai nhiều hoạt động đảm bảo an toàn thông tin, dự phòng các tình huống tăng đột biến lưu lượng nhằm phục vụ chu đáo nhất cho quá trình điều trị cho bệnh nhân và mang lại đời sống tinh thần tốt nhất cho cả cán bộ, nhân viên và bệnh nhân trong quá trình chiến đấu với covid 19. Chứ không hề có chuyện Nhà nước phá sóng để bưng bít thông tin, tình hình dịch bệnh; ngăn cấm lan truyền các hình ảnh thực tế tại hiện trường; thành phố Hồ Chí Minh thực sự toang, số lượng người chết không như công bố….

Thiết nghĩ, đầu tiên là chúng ta nên có những nhìn nhận đúng đắn và không lan truyền những thông tin đồ thổi, sai sự thật làn ảnh hưởng đến nỗ lực, quyết tâm và kết qủa phòng chống dịch của cả hệ thống chính trị. Không ai lo cho sức khoẻ của nhân dân hơn Đảng và Nhà nước. Cả dân tộc đang đoàn kết, đồng lòng chiến đấu với covid 19 vì thế hãy bình tĩnh, sáng suốt để nhìn nhận sự việc và tiếp nhận thông tin, không tiếp tay cho những kẻ xấu lợi dụng chống phá, chia rẽ đoàn kết của dân tộc và kết quả phòng chống dịch bệnh. Còn những kẻ cố tình xuyên tạc, đồn đoán làm sai lệch sự thật thì sẽ sớm bị bế lên phường uống nước chè giá cao theo quy định của Luật An ninh mạng và quy định phòng chống dịch thôi.

Lê Đào-Nguyễn Thành

Tags:
  1. Dịch dã, k đi đâu được, bọn anh hùng bàn phím lại giở trò cắn càn.

    ReplyDelete

Lưu ý: Khi để lại Nhận xét bạn nên click vào ô "Thông báo cho tôi" ở dưới để nhận phản hồi từ Admin

Học tiếng anh
Floating Image X