(Tindautruongdanchu)-Trong những ngày này, theo
dõi trên các phương tiện thông tin đại chúng, bên cạnh, những con số về sự lây
lan, khỏi bệnh tại các điểm nóng “giặc Covid-19” trên cả nước và các biện pháp minh
bạch, quyết liệt, nhân văn của Đảng, Nhà nước, sự “mạnh tay” vào cuộc của các
cấp, các ngành, các đơn vị, địa phương… thì chúng ta còn được chứng kiến hệ giá
trị văn hóa Việt Nam tỏa sáng trong lúc khó khăn. Đó là tình yêu nước, tinh thần
đoàn kết, nhân văn, thủy chung, tự lực tự cường, tự tôn dân tộc… được thắp sáng
khắp nơi nơi trên dải đất nước hình chữ S. Những giá trị văn hóa ấy được
hun đúc trong suốt chiều dài dựng nước và giữ nước của dân tộc, được nuôi dưỡng
trong mỗi người Việt Nam và trở thành “vũ khí” bách chiến bách thắng của dân
tộc ta trong các cuộc chiến đấu chống giặc ngoại xâm, bảo vệ vững chắc nền độc
lập, chủ quyền, lãnh thổ thiêng liêng của Tổ quốc. Giá trị ấy hôm nay đã và
đang tiếp tục được kế thừa và phát huy cao độ trong cuộc chiến chống dịch Covid-19.
Lúc này đây, cùng với “lá chắn” là “5K + Vaccine”, thì hơn lúc nào hết, những
giá trị văn hóa Việt Nam cần được khơi dậy và nhân lên, trong đó, đặc biệt là lòng
yêu nước - nhân tố quan trọng, quyết định trực tiếp đến sự toàn thắng của dân tộc
Việt Nam trong cuộc chiến chống đại dịch Covid - 19. Vì vậy, trước yêu cầu cấp thiết của
lịch đặt ra, ngày 29 - 7, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã ra Lời kêu gọi đồng
bào, đồng chí, chiến sĩ cả nước và đồng bào ta ở nước ngoài về công tác phòng, chống
đại dịch Covid - 19 lần thứ 2, không chỉ thể hiện sự kế thừa và phát huy lên
tầm cao mới Lời hiệu triệu khi Tổ quốc lâm nguy mà còn là cơ sở, động lực, niềm
tin, tiếp tục khơi dậy và nhân lên lòng yêu nước của dân tộc Việt Nam.
>>Phía sau buổi biểu diễn đặc biệt của nghệ sĩ Trần Mạnh Tuấn: ‘Lao xao’ những thông tin cố tình xuyên tạc
>>Vụ Vingroup mượn vaccine Covid-19: RFA cố tình không biết hay tạo cớ xuyên tạc ’?
>>Đừng cố tình tạo cớ phá hoại 'chính sách mua và tiêm vaccine Covid 19' của Việt Nam
>>Quân Tru Ong TV đừng 'giở trò' cắt xén thông tin để vu cáo
>>Facebook Nguyen Duc Khai mạo danh bác sĩ để chống phá hoạt động chống dịch Covid-19?
Nếu như ở Lời kêu gọi toàn dân
phòng, chống dịch bệnh Covid - 19 lần thứ nhất, vào tháng 3 - 2020 của Tổng Bí thư, Chủ Tịch nước Nguyễn Phú
Trọng được toàn dân, toàn quân và đồng bào Việt Nam ở nước ngoài hưởng ứng, nêu
cao tinh thần yêu nước, đoàn kết một lòng, thống nhất ý chí và hành động, để
rồi sau 3 tháng, Việt Nam lần lượt đẩy lùi và dập tắt dịch bệnh Covid - 19 lần
đầu xâm nhập vào Việt Nam, trở thành “điểm sáng” của thế giới về phòng, chống
Covid - 19, thì ở cấp độ cao hơn trong lần thứ 2 này, một lần nữa, Lời kêu gọi đã chạm đến nơi sâu thẳm nhất, lay
động trái tim mỗi người dân và nhận được sự
hưởng ứng tích cực của các tầng lớp nhân dân trong và ngoài nước, từ đó, khơi
dậy mạnh mẽ và nhân lên gấp bội lòng yêu nước trong mỗi người Việt Nam, cổ vũ
sự quyết tâm, tinh thần đoàn kết của nhân dân, “chung lưng đấu cật”, đồng lòng thực
hiện quyết liệt, hiệu quả những chủ trương, quyết sách của Đảng và Nhà nước, sự
chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, các bộ ngành, địa
phương, sự xả thân của lực lượng tuyến đầu chống dịch… sẽ tiếp tục tạo ra nguồn
động lực tinh thần vô song để Việt Nam sớm đẩy lùi dịch bệnh Covid - 19, đưa đất nước trở lại trạng thái bình thường, tiếp
tục thực hiện mục tiêu xây dựng đất nước phồn vinh, hạnh phúc.
Lắng đọng qua
từng câu, từng chữ trong Lời kêu gọi phòng, chống đại dịch
Covid - 19 của Tổng Bí thư Nguyễn Phú
Trọng: “Với tinh
thần “chống dịch như chống
giặc”, bảo vệ sức khỏe, tính mạng của
nhân dân là trên hết, trước hết, thay mặt lãnh đạo Đảng và Nhà nước, tôi tha
thiết kêu gọi toàn Đảng, toàn dân, toàn quân và đồng bào ở nước ngoài, chúng ta
đã cố gắng càng cố gắng hơn nữa; đã đoàn kết càng đoàn kết hơn nữa; đã quyết
tâm càng quyết tâm cao hơn nữa; toàn dân tộc muôn người như một, đồng lòng cùng
Đảng, Chính phủ, các cấp, các ngành tìm mọi cách quyết ngăn chặn, đẩy lùi bằng
được, không để dịch lan rộng, bùng phát trong cộng đồng”, mỗi người Việt Nam bồi hồi nhớ
lại, khi đất nước đứng trước khó khăn, thách thức như “ngàn cân treo sợi tóc”, người đứng đầu đất nước, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã có
thư kêu gọi toàn quốc như: Thư kêu gọi khởi nghĩa vào Tháng 8 - 1945, đến Lời
kêu gọi toàn quốc kháng chiến, ngày 19 - 12 - 1946 và Lời kêu gọi chống Mỹ cứu
nước ngày 17 - 7 - 1966... Đó là lời kêu gọi của non sông đất nước, lời hiệu
triệu toàn dân thể hiện trọng trách với vận mệnh dân tộc. Hưởng ứng Lời kêu gọi
của Bác Hồ, ông cha ta đã nhất tề đứng lên, với mọi vũ khí trong tay, đánh đuổi
kẻ thù, bảo vệ từng tấc đất thiêng liêng của Tổ quốc, thì hôm nay, Lời kêu gọi
của người đứng đầu đất nước đã chạm đến trái tim của mỗi người, như lời hiệu
triệu toàn dân, toàn quân và đồng bào ta ở ngoài nước cùng chung sức, đồng
lòng, “cố gắng hơn nữa, đoàn kết hơn nữa, quyết tâm cao hơn nữa, cùng Đảng,
Chính phủ, các cấp, các ngành quyết tâm ngăn chặn, đẩy lùi bằng được dịch bệnh”.
Lời kêu gọi ấy có ý nghĩa
đặc biệt quan trọng, vừa thể hiện trọng trách lớn lao, quan điểm lãnh đạo, lời tuyên
bố của người đứng đầu Đảng đối với vận mệnh dân tộc, vừa thể hiện quyết tâm của
Đảng, Nhà nước ta trước đại dịch. Tất cả đều hội tụ thành sự quan tâm chăm lo đến
đời sống nhân dân, bảo vệ sức khỏe, tính mạng của nhân dân là trên hết, trước
hết. Điều đó, đã tiếp thêm sức mạnh, niềm tin để mỗi người dân Việt Nam đã cố
gắng càng cố gắng hơn nữa, đã đoàn kết hãy đoàn kết, đồng lòng, chấp hành tốt
các Chỉ thị, quy định về giãn cách... Từng câu, từng chữ trong Lời kêu gọi của
Tổng Bí thư, một lần nữa khơi dậy và nhân lên tình yêu nước của mỗi người dân
Việt Nam trong cuộc chiến chống đại dịch Covid - 19 và một quyết tâm “cháy
bỏng” sớm đưa niềm tin chiến thắng của Tổng Bí thư trở thành hiện thực: “Tôi tin
tưởng sâu sắc rằng cả nước góp sức, toàn Đảng, toàn dân đồng lòng, thống nhất ý
chí và hành động, cùng với sự giúp đỡ chí tình của đồng bào ta ở nước ngoài và
bạn bè quốc tế, nhất định chúng ta sẽ chiến thắng đại dịch Covid-19 và phải
chiến thắng cho bằng được, góp phần xứng đáng vào sự nỗ lực chung của toàn nhân
loại vì một thế giới an toàn,
lành mạnh, hòa bình, hữu nghị, hợp tác và thịnh vượng, xứng đáng với truyền
thống anh hùng vẻ vang của đất nước ta, dân tộc ta!”…
Đặt Lời
kêu gọi của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng trong hoàn cảnh cả nước đang gồng mình
“chống dịch như chống giặc”, mới thấy được hết tấm lòng thương dân sâu sắc, lo
cho sự an nguy của dân và sự tồn vong của dân tộc của người đứng đầu Đảng. Điều
đó còn chứng tỏ, Tổng Bí thư là người luôn nhất quán giữa lời nói đi đôi với
hành động, nói đi đôi với làm, đặt chữ “an dân” ở vị trí trung tâm và lên trên
hết. Tấm gương vì nước vì dân của Tổng Bí thư có sức động viên to lớn đối với
các tầng lớp nhân dân, khơi dậy, cổ vũ và thắp lên ngọn lửa quyết tâm ở mỗi
người dân, củng cố niềm tin, huy động sức mạnh của toàn dân tộc vào cuộc chiến
chống Covid - 19 vô cùng cam go, khắc nghiệt. Sức mạnh đại đoàn kết toàn dân
tộc được hội tụ, khi ý Đảng quyện với lòng dân thành một khối, thì muôn triệu người
dân đều biến Lời kêu gọi của đồng chí Tổng Bí thư thành hành động, không chỉ thể
hiện quyết tâm cao đẩy lùi bằng được dịch bệnh mà còn có tác dụng hiệu triệu
kịp thời và tiếp thêm động lực cũng như ý thức trách nhiệm chung của cả hệ
thống chính trị, các cấp ủy đảng, chính quyền, đoàn thể và đồng bào, chiến sĩ
cả nước nêu cao hơn nữa trách nhiệm, “chung lưng đấu cật” cùng với Đảng, Chính
phủ, các cấp, các ngành tìm mọi cách quyết ngăn chặn, đẩy lùi bằng được, không
để dịch lan rộng, bùng phát rộng trong cộng đồng, bảo đảm sức khỏe, tính mạng
của nhân dân và ổn định đất nước.
Từ ý nghĩa
đó, bên cạnh nhiều mô hình, sáng kiến, hoạt động nhân văn từ các tổ chức, cá
nhân hoạt động thời gian qua tiếp tục được nhân lên: như chương trình “xăng 0 đồng” của lực lượng cảnh
sát giao thông, “cửa hàng 0 đồng”, ATM gạo, ủng hộ Quỹ phòng, chống Covid - 19
“Quỹ Vaccine”, những xuất cơm không đồng ấm áp tình người; hay, những tình
nguyện viên là sinh viên các trường Y, các trường Công an nhân dân, Quân đội
nhân dân tiếp tục xung phong, tình nguyện “Nam tiến”, xung kích trên tuyến đầu
chống dịch.
Đó là, các
hoạt hoạt động “Hướng về thành phố mang tên Bác”, từ em đoàn viên, thanh niên,
học sinh bớt đi ngày ăn sáng cho đến cụ già hơn 100 tuổi không còn sức lao động
luôn sẵn sàng, thậm chí tiên phong trong phong trào nghĩa tình đồng bào. Hành
động, việc làm của những cá nhân, dù nhỏ nhưng có ý nghĩa lớn, nhân lên tinh
thần tương thân tương ái, đồng cam cộng khổ với người dân trong tâm dịch, thể hiện nghĩa cử
cao đẹp “một miếng khi đói bằng một gói
khi no” và truyền thống nhân văn của dân tộc Việt Nam “Bầu ơi thương lấy Bí cùng/ Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn”.
Bên cạnh,
từng đoàn y, bác sĩ, nhân viên y tế vừa hoàn thành xong nhiệm vụ chống dịch ở
Bắc Giang, Bắc Ninh,… tiếp tục xung phong, tình nguyện lên đường “Nam tiến”,
đem sức lực, trí lực, kinh nghiệm và cả niềm tin chiến thắng đại dịch Covid –
19 đến nhân dân “Thành đồng Tổ quốc”, còn có những chuyến xe lương thực, thực
phẩm nặng nghĩa tình của miền Bắc thân yêu “vì miền Nam ruột thịt” nối tiếp
nhau lên đường, đưa nhu yếu phẩm cần thiết và cấp thiết, kịp thời chia sẻ với
người dân “đất thép Thành đồng” đang gồng mình chống dịch.
Trong đó, tiêu
biểu là phong trào “Hướng về thành phố mang tên Bác” của nhân dân tỉnh Thanh
Hóa. Từ ngày 17 - 7, tính đến ngày 31 - 7, bên cạnh, cử 109 cán bộ, y, bác sĩ đang làm việc trong các
bệnh viện, cơ sở y tế trong tỉnh lên đường Nam tiến “chia lửa” cùng nhân dân
Thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh, thành phố phía Nam phòng chống dịch bệnh, Đảng bộ, chính quyền, nhân dân tỉnh Thanh Hóa còn quyên
góp, ủng hộ tổng cộng khoảng 2.200 tấn nhu yếu phẩm thiết yếu để gửi vào hỗ trợ
đồng bào miền Nam vượt qua khó khăn do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19; hỗ
trợ Thành phố Hồ Chí Minh 2 tỉ đồng, tỉnh Bình Dương 1 tỉ đồng… nhằm chung tay
cùng các địa phương này sớm đẩy lùi dịch bệnh. Sự chia sẻ này đặc biệt phải kể
đến cụ bà Hoàng Thị Nhâm hơn
100 tuổi ở huyện Hà Trung, Thanh Hóa đã mang 30.000 đồng và 5kg gạo ra xã ủng
hộ đồng bào miền Nam chống dịch Covid-19.
Đặc biệt, khi
ngọn lửa dịch bệnh vừa được dập, Bắc Giang đã nhanh chóng thành lập có đội xe
“0 đồng” với hơn 10 xe và hàng chục tình nguyện viên là các tài xế lão luyện.
258 y bác sĩ có kinh nghiệm chống dịch đã xung phong lên đường vào Nam chống
dịch. Có mặt tại Thành phố Hồ Chí Minh, Bình Dương, Đồng Nai, các y bác sĩ của
Bắc Giang luôn cố gắng, nỗ lực, nhiệt huyết với tinh thần “miền Nam gọi, Bắc
Giang luôn sẵn sàng”, đồng hành, chung sức cùng miền Nam cho đến khi nào nơi
đây hết dịch mới về.
Ngày 1 - 8 - 2021, chuyến tàu SE 7 chở hơn 10 tấn trang thiết bị y tế gồm 20 máy thở, máy
thở chức năng cao, 15 máy thở oxy dòng cao, 1 máy lọc thận, 45 monitor theo dõi
bệnh nhân, hệ thống xét nghiệm sinh hóa tự động, 80 bơm tiêm điện, 80 máy
truyền dịch, máy sốc tim, siêu âm màu, và nhiều nhu yếu phẩm khác… Toàn bộ số thiết bị trên của
trung tâm hồi sức lớn nhất miền Bắc, được thiết lập trong cao điểm dịch Covid-19
tại Bắc Giang, nay được chuyển vào Thành phố Hồ Chí Minh. Số thiết bị này đủ sử
dụng cho 100 giường hồi sức…
Với tinh
thần “Quân với dân một ý chí” và “Vì nhân dân phục vụ”, sáng ngày 1 - 8, tại
thị xã Sơn Tây, Hà Nội, Bệnh viện dã chiến truyền nhiễm số 5D, Bộ Quốc phòng đã
tổ chức lễ ra quân, lên đường vào Nam làm nhiệm vụ điều trị bệnh nhân
Covid-19 tại Thành phố Hồ Chí Minh và tỉnh Bình Dương. Bệnh viện có quân
số 130 người, trong đó có 26 sỹ quan, 62 quân nhân chuyên nghiệp, 42 hạ sỹ
quan, binh sỹ, gồm lực lượng từ Bệnh viện Quân y 105 (31 người), Viện Y học cổ
truyền Quân đội (45 người) và Quân khu 7 (54 người). Địa điểm triển khai Bệnh
viện dã chiến truyền nhiễm số 5D tại Ký túc xá Đại học Quốc gia Thành phố Hồ
Chí Minh… sẽ góp một phần không nhỏ cùng nhân dân miền Nam chiến thắng đại dịch
Covid – 19.
Tất cả sự “chi viện” của
nhân dân miền Bắc, không chỉ là sự sẻ chia về vật chất, vì “miền Nam kêu gọi, miền Bắc sẵn sàng đáp ứng.
Thóc không thiếu một cân, quân không thiếu một người…” mà còn thể hiện tình
cảm, nghĩa cử cao đẹp của truyền thống “Nhiều
điều phủ lấy giá gương/ Người trong một nước thì thương nhau cùng”. Truyền thống ấy được gìn giữ và lưu truyền, trở thành
một phần không thể thiếu trong cuộc sống người Việt và được khơi dậy, nhân lên
và tỏa sáng lúc khó khăn, thách thức.
Dự bào, cuộc chiến đấu chống
đại dịch Covid - 19 có thể còn kéo dài một thời gian nữa, nhưng
nhất định chúng ta sẽ giành thắng lợi hoàn nhờ sức mạnh của lòng yêu
nước, tinh thần và ý chí của khối đại đoàn kết toàn dân tộc được khơi dậy và
nhân lên quan Lời kêu gọi, thể hiện quyết tâm cao của người đứng Đảng, vị Tổng
Tư lệnh của đất nước. Lời hiệu triệu của Tổng Bí thư đã tiếp thêm sức mạnh tinh
thần để mỗi người Việt Nam “đã cố gắng càng cố gắng hơn nữa; đã đoàn kết càng
đoàn kết hơn nữa; đã quyết tâm càng quyết tâm cao hơn nữa”… thống nhất ý chí và
hành động, thực hiện quyết liệt, hiệu quả những chủ trương của Đảng và Nhà
nước, sự chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, chung sức đồng
lòng đẩy lùi dịch bệnh Covid - 19, đưa đất nước trở lại trạng thái bình thường,
tiếp tục thực hiện khát vọng Việt Nam phồn vinh hạnh phúc như Đại hội XIII của
Đảng đề ra.
Phạm Nhung