Đăng bởi BÁO ĐẤU TRƯỜNG DÂN CHỦ lúc Thursday, September 09, 2021 , 1 comment

(Tindautruongdanchu)-Một tờ báo lớn cho đăng tải và viết bài quảng cáo cho các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân là chuyện bình thường nhưng quảng cáo trang fanpage 'Hội nghị diên hồng' cho một kẻ có mưu đồ chính trị đen tối thì hẳn chưa thấy có tiền lệ...

>>Việt tân ‘hỗ trợ’ người dân khó khăn hay chiêu trò ‘dụ người’ dân vào bẫy!

>>Quan hệ sản xuất của chủ nghĩa tư bản đương đại những giới hạn không thể vượt qua

>>Những 'vố đau' làm bẽ mặt việt tân

>>Dựng chuyện 'tê liệt', 'thiết quân luật', gieo rắc tâm lý bất an

>>Hà Nội ban hành Chỉ thị 20: RFA sao vẫn cố tình bóp méo sự thật 

Ngày 7/9 BBC đã cho đăng tải bài viết dưới dạng phỏng vấn với tiêu đề bên ngoài trang 'Covid-19: Bí thư Hà Nội lắng nghe 'tiếng nói phản biện'?' nhưng khi bấm vào bài viết thì lại ra một bài viết có tiêu đề khác 'Covid-19: Bí thư Hà Nội Đinh Tiến Dũng trao đổi với TS Nguyễn Xuân Diện'. Bài viết do nhà báo Nguyễn Hoàng của BBC thực hiện cuộc phỏng vấn với tiến sĩ Nguyễn Xuân Diện nhưng xem ra có quá nhiều 'lỗi' khiến chúng tôi không khỏi hoài nghi ...

Trước hết, cuộc phỏng vấn do Nguyễn Hoàng thực hiện với Nguyễn Xuân Diện đã được Nguyễn Hoàng kiểm chứng xem tính xác thực về cuộc điện đàm được cho là của 'Bí thư Thành ủy Hà Nội với Nguyễn Xuân Diện'? Chúng tôi đặt nghi vấn này bởi có hai lí do: (1).Nếu thực sự có cuộc trao đổi của bí Thư Hà Nội Đinh Tiến Dũng với Nguyễn Xuân Diện thì chí ít trong bài viết phải có 'thông tin' để xác nhận rằng Bí thư Thành ủy Hà Nội đã điện đàm với Nguyễn Xuân Diện (xác tín) nhưng xem ra bài viết này chỉ 1 chiều -tức là chỉ có ghi lại lời của Nguyễn Xuân Diện. (2). Nội dung cộc trao đổi không có trọng tâm (không đúng với chủ đề bài viết và mục tiêu của người được trao đổi) cũng như 'một người chủ động trao đổi với người dân (Bí thư Thành ủy Hà Nội chủ động gọi điện cho Nguyễn Xuân Diện) mà 'đang nói 10 phút' người chủ động gọi lại phải 'xin tạm dừng vì lý do buổi chiều còn họp'. Phải chăng, ở đây có gì đó 'ngược' chiều: Nếu một người chủ động gọi thì họ phải chủ động về thời gian, nội dung cần trao đổi nhưng sao 'Nguyễn Xuân Diện nói rằng đang gọi dở (câu chuyện còn dang dở) thì phải đột ngột dừng do người gọi không 'rảnh' ?

Tiêu đề bài viết bên ngoài trang BBC (ảnh trên cùng bên trái) và tiêu đề bài viết, nội dung bài viết bên trong 

Toàn văn bài phỏng vấn do Nguyễn Hoàng Thực hiện không thấy có nôi dung gì liên quan ngoại trừ nhấn đi, nhấn lại rằng 'trang fanpage Hội nghị diên hồng ra đời như thế nào, thời gian nào, có những nội dung phản biện gì ...' và cũng không quên đánh bóng tên tuổi của trang này và 'dìm hàng' Chủ tịch Hà Nội Chu Ngọc Anh về quan điểm 'cấp giấy đi đường và xét nghiệm toàn thành phố'. Ở đây chúng tôi không bàn đến chính sách của Thành phố Hà Nội quyết định 'nhanh' trong thời gian thực hiện chỉ thị 16 của Chính phủ vừa qua vì đã có quá nhiều bài viết trên các báo chính thống đã đưa tải thông tin nhanh, kịp thời và chỉ ra những hạn chế để Hà Nội kịp thay đổi. Điều chúng tôi muốn bàn là 'ý kiến mà Nguyễn Xuân Diện đăng tải trên fanpage' dẫn đến Hà Nội có những thay đổi cho phù hợp có phải là 'tiếp thu từ ý kiến của fanpage' hay ý kiến của các chuyên gia, người dân đã được các trang báo điện tử đăng tải ... 

Rõ ràng, các vị lãnh đạo như Bí thư Hà Nội, Chủ tịch Ủy ban nhân dân Thành phố Hà Nội không thể có 'thời gian dỗi' đến mức suốt ngày chỉ ngồi 'lướt mạng xã hội facbook' để xem 'các facebooker, chủ trang fanpge trình bày 'ý kiến' trên mạng. Nhưng Nguyễn Xuân Diện lại khuyên các vị lãnh đạo rằng 'nên xem trang fanpage Hội nghị diên hồng vì mạng xã hội là một tài nguyên vô cùng quý giá'. Thử đặt ra tình huống facbooker hay fanpage nào cũng yêu cầu các vị lãnh đạo hằng ngày phải vào trang của mình để đọc, để tìm hiểu 'nguồn tài nguyên quý giá được cho là ý kiến công dân' thì liệu có đọc hết hơn 40 triệu facbooker và hàng chục triệu trang fanpage ? hay nhà báo Nguyễn Hoàng cùng Nguyễn Xuân Diện muốn cán bộ lãnh đạo Hà Nội chỉ đọc trang fanpage Hội nghị diên hồng của Nguyễn Xuân Diện? chưa kể các thông tin trên các báo chính thống cần phải quan tâm cũng như 'kênh' tiếp dân, nhận đơn thư khiếu nại, tố cáo của công dân và trả lời ý kiến người dân... 

Rõ ràng, nhà báo Nguyễn Hoàng đã phối hợp cùng Nguyễn Xuân Diện để quảng bá cho trang fanpage Hội nghị diên hòng của Nguyễn Diện nhưng cái 'lỗi' ở chỗ lại lấy 'điểm nóng là ý kiến về cấp giấy đi đường và gắn tên bí thư Thành Ủy Hà Nội' để đánh bóng nên quá trình viết bài cũng như nội dung bài viết lại tự 'lột mặt thật' của chính tác giả bài viết này.

Chúng tôi cũng xin lưu ý rằng, người mang danh tiến sĩ Nguyễn Xuân Diện (quê Đường Lâm, Sơn Tây) thì không ai lạ gì về những thành tích 'bất hảo' bắt tay với những kẻ chống phá để hòng thực hiện mưu đồ đen tối và những bài viết trên trang Hội nghị diên hồng cũng vậy. 

Phải chăng, Nguyễn Xuân Diện muốn thành 1 Kols trên mạng xã hội nên mới phải 'nhờ' đến BBC để 'tăng hiệu ứng'? Trong khi đó, người dân Việt Nam và hải ngoại quá rõ Nguyễn Diện Xuân 'cào phím' trên facebook mấy chục năm qua mà chẳng ai để ý đến cái gọi là 'ý kiến vàng ngọc'. Mặt khác, nếu thực sự ý kiến của Nguyễn Xuân Diện 'có trọng lượng' thì chưa cần phải đến lãnh đạo mà báo chí cũng 'hằng ngày có đội ngũ chuyên săn tin trên mạng thực hiện để viết tin' huống chi Nguyễn Xuân Diện viết 'mòn 10 đầu ngón tay mấy chục năm qua' không báo nào để ý đưa tin. 

Chúng tôi đặt ra vấn đề này để có những lời khuyên đến nhà báo Nguyễn Hoàng của BBC 'nên cẩn trọng' trong bài viết của mình đành rằng 'viết bài quảng cáo có tính thương mại' nhưng cũng không nên 'cào phím qua loa' nhất là các bài 'quảng cáo cho mưu đồ chính trị đen tối' cũng như những kẻ có mưu đồ đen tối muốn đánh bóng tên tuổi của mình vì tiền mà chà đạp lên phẩm giá, giá trị cuộc sống của con người Việt Nam thì sớm hay muộn cũng bị chính người dân Việt Nam 'rũ bỏ' chưa nói đến pháp luật 'sờ gáy'.

Thành Nam

Tags:
  1. Xin hỏi anh Diện mua Kols giá bao nhiêu vậy ?

    ReplyDelete

Lưu ý: Khi để lại Nhận xét bạn nên click vào ô "Thông báo cho tôi" ở dưới để nhận phản hồi từ Admin

Học tiếng anh
Floating Image X