(Tindautruongdanchu)-Mỗi giai đoạn lịch sử đi qua đều được các thế hệ đi sau xem xét, nhìn nhận ở nhiều góc độ khác nhau, tùy vào lĩnh vực nghiên cứu của mỗi người. Quan trọng là sự nhìn nhận, đánh giá lịch sử phải đúng thực tiễn, khách quan, trung thực và khoa học. Sự so sánh giữa các nhân vật có ảnh hưởng đến tiến trình lịch sử cũng hay được các nhà nghiên cứu sử dụng. Tuy nhiên, sự so sánh đó cũng phải phù hợp thực tiễn và các nhân vật được so sánh phải có sự tương xứng nhất định.
>>Thêm trò lố của trang việt tân về vụ ông Nguyễn Quang Tuấn bị khởi tố
>>Đằng sau âm mưu kêu gọi hủy bỏ Điều 117, Bộ luật Hình sự
>>Càng cố tô vẽ càng làm cho Ngô Đình Diệm ‘biến dạng méo mó’
>> BBC cũng dùng chiêu trò ‘cắt ghép’ thông tin?
Mới đây, ngày 31/10, trên BBC, tiến sĩ
Nguyễn Hữu Liêm có bài viết “58
năm nhìn lại ngày 1/11/1963 và suy nghĩ về ông Ngô Đình Diệm”
nhân sự kiện chế độ của Ngô Đình Diệm bị lật đổ. Điều đáng nói là trong bài viết
của mình vị tiến sĩ này đã có sự so sánh khiên cưỡng, thiếu thực tiễn, không thể
chấp nhận được.
Cái thiếu thực tiễn đầu tiên của Nguyễn
Hữu Liêm, đó là nhận định “Ngô
Đình Diệm so với Hồ Chí Minh: Hai vị thầy tu”.
Thứ nhất, Ngô Đình Diệm không thể so với
Chủ tịch Hồ Chí Minh được. Hồ Chí Minh là danh nhân văn hóa được Thế giới công
nhận, là lãnh tụ được cả dân tộc và những người Việt Nam yêu nước tôn vinh, ….
Trong khi đó, ai cũng biết, Ngô Đình Diệm chỉ là tay sai do đế quốc Mỹ dựng lên
nhằm chia cắt đất nước Việt Nam. Ngô Đình Diệm cùng quan thày của mình chính là
những đối tượng gây ra chiến tranh ở Việt Nam suốt hơn 30 năm (1954 đến 1975).
Thứ hai, rõ ràng Chủ tịch Hồ Chí Minh
cũng như Ngô Đình Diệm không phải là những thày tu kể cả theo nghĩa đen cũng
như nghĩa bóng. Chủ tịch Hồ Chí Minh, với lòng yêu nước của mình, đi tìm đường
cứu nước và thấy chủ nghĩa Mác-Lê Nin là con đường mà dân tộc của Người cần đi.
Thực tiễn đã chứng minh con đường đó của Người là hoàn toàn đúng đắn.
“Hồ Chí Minh và Ngô Đình Diệm là hai bi kịch
cùng một bản sắc: Cả hai đều chỉ cho mình là chân lý và chỉ có Ta là hiện thân
của giá trị dân tộc và thời thế.”. Đây là một nhận định không những phiến
diện, thiếu thực tiễn mà còn thiếu hiểu biết, cố tình gán ghép để so sánh của
tiến sĩ Liêm. Thực tế, cái gọi là “bi kịch” mà tiến sĩ Liêm chỉ ra ở đây có phải
là bi kịch hay không! Bác Hồ đã cùng toàn Đảng, toàn dân tộc đứng lên đấu tranh
giải phóng, thống nhất đất nước, đem lại tự do cho dân tộc, sự toàn vẹn lãnh thổ
cho Tổ quốc, ấm no, hạnh phúc cho nhân dân, … sao lại gọi là bi kịch được. Còn
Ngô Đình Diệm thì sao? Bi kịch mà họ Ngô tự chuốc lấy, ấy là cam tâm làm tay
sai cho đế quốc Mỹ, đến lúc quan thày thấy không còn tác dụng thì đương nhiên
có kết cục là bị loại bỏ.
Một
con người như Chủ tịch Hồ Chí Minh, đã mang lại độc lập cho dân tộc, được tôn
vinh là danh nhân văn hóa thế giới rõ ràng là hiện thân của dân tộc, xứng đáng
là đại diện cho giá trị dân tộc Việt Nam, tiến sĩ Liêm không có tư cách gì để
nói người đó gặp bi kịch được.
Việc Nguyễn Hữu Liêm mượn sự kiện lịch
sử để diễn kịch, để cố tình hạ thấp vị thế, uy tín của danh nhân được thế giới
công nhận, không biết có phản ánh đúng trình độ của tiến sĩ Triết học!
Nguyễn
Minh
bài viết hay! đồ tể Ngô Đình Diệm lại so sánh với thầy tu
ReplyDeletebài viết quá hay, Ngô Đình Diệm tuổi gì so với chủ tịch Hồ Chí Minh
ReplyDeleteKẻ phản động nên xử bắn
ReplyDeleteTRỤC XUẤT HẾT PHẢN ĐỘNG KHỎI VIỆT NAM
ReplyDeleteNhững kẻ phản động như này cần được trừng trị thật thích đáng.
ReplyDeleteBài viết rất hay
ReplyDeleteÔng tiến sĩ Liêm viết bừa.
ReplyDeleteTiến sĩ phản động
ReplyDeletePhải lên án những tiến sĩ phản động.
ReplyDelete