Đăng bởi Đấu trường dân chủ lúc Friday, February 11, 2022 , 0 bình luận


(Tindautruongdanchu) - Bất cứ hoàn cảnh nào, lợi ích quốc gia luôn là tối thượng, là thiêng liêng mà ở đó, mỗi người dân Việt Nam luôn tự hào về truyền thống văn hóa của mình, trong đó, lòng yêu nước, lòng tự hào, tự tôn dân tộc là bất khả xâm phạm!

Việt Nam nằm trong khu vực Đông Nam Á, thuộc bán đảo Đông Dương, nơi giao tiếp với các nền văn minh trong khu vực và trên thế giới…; bên cạnh những thuận lợi, Việt Nam luôn phải đối mặt với thiên tai, địch hoạ. Vì vậy, từ buổi bình minh dựng nước và giữ nước đến nay, dân tộc Việt Nam đã trải qua gần 30 cuộc chiến tranh vệ quốc, giải phóng và khởi nghĩa. Trong đó tiêu biểu nhất là: 1117 năm chống Bắc thuộc, gần 100 năm chống Pháp, 21 năm chống Mỹ... Tổng cộng, trong suốt 21 thế kỷ thì Việt Nam đã mất 13 thế kỷ chống giặc ngoại xâm, tính từ cuộc kháng chiến chống Tần 218 - 208 trước CN. Trải qua ngàn năm chống thiên tai và địch họa, dân tộc Việt Nam không chỉ bảo vệ vững chắc nền độc lập dân tộc, toàn vẹn lãnh thổ thiêng liêng của mình mà còn hun đúc nên những giá trị văn hóa – Bản sắc văn hóa dân tộc, đó là: Lòng yêu nước, lòng tự hào, tự tôn dân tộc, khoan dung, nhân ái, thủy chung,… trường tồn cùng đất nước. Vậy mà, trên trang BBC News Tiếng Việt có đăng tải bài viết: “Vì lòng tự tôn dân tộc đang mất dần đi, nhắc đến Việt Nam người ta đều chỉ nghĩ đến chiến tranh mà chiến tranh có gì mà tự hào chứ”.

Trước khi đặt bút viết, lẽ nào họ không “động não” suy nghĩ về con người Việt Nam, dân tộc Việt Nam – một dân tộc luôn yêu chuộng hòa bình, đề cao chính nghĩa; kiên quyết chiến đấu và hy sinh vì mục tiêu: độc lập dân tộc, đời sống ấm no, tự do hạnh phúc cho nhân dân! Mục tiêu, lý tưởng ấy không chỉ là sợi chỉ đỏ xuyên suốt toàn bộ tiến trình lịch sử dựng nước và giữ nước mà còn hun đúc nên lòng tự hào, tự tôn dân tộc - bệ đỡ vững chắc để dân tộc Việt Nam vững vàng trên con đường thực hiện khát vọng xây dựng đất nước phồn vinh hạnh phúc.

Vì vậy, người Việt Nam dù đi đâu, làm gì luôn tự hào về truyền thống dựng nước và giữ nước, về truyền thống lịch sử văn hóa ngàn năm văn hiến của mình; trong mỗi lời nói và hành động của mình, người Việt Nam luôn đặt lợi ích quốc gia dân tộc lên trên hết và trước hết. Minh chứng là, trước làn sóng dịch bệnh COVID – 19 vẫn còn diễn biến phúc tạp vẫn không ngăn được bước chân của những người Việt Nam xa Tổ quốc trở về quê hương trong những Tết cổ truyền của dân tộc – Xuân Nhâm Dần. Trên các đấu trường quốc tế, dù ở bất kỳ lĩnh vực nào, khi người Việt Nam khi tham gia đi đấu đều mong muốn, Lá Cờ đỏ sao vàng của đất nước được kéo lên cao nhất cùng với giai điệu tự hào của bài Quốc ca “Đoàn quốc Việt Nam đi, trung lòng cứu quốc…”, bay cao, bay xa trên trường quốc tế… Đó chính minh chứng của lòng tự hào, tự tôn dân tộc và lòng tự hào tự tôn dân tộc của người Việt Nam không bao giờ bị mất - giá trị văn hóa đó luôn song hành cùng đất nước – Lòng tự tôn dân tộc là bất khả xâm phạm!

Nếu như “lòng tự hào đang mất dần đi”, thì sẽ không có cả một thế hệ người Việt Nam xung kích trên trận tuyến, đối mặt với “Lằn” danh giới sinh – tử trong cuộc chiến chống đại dịch COVID-19 vừa qua. Hình ảnh cán bộ, y bác sĩ, nhân viên y tế, bộ đội, công an, người dân tiên phong trên tuyến đấu chống đại dịch COVID-19 để đảm bảo sức khỏe và tính mạng cho nhân dân; “Tổ công tác đặc biệt” và nhiệm vụ từ trái tim người quân nhân cách mạng trong thời gian Tết Nhâm Dần hiện lên thật cảm động! Thay vì đoàn tụ cùng gia đình đón Tết, họ đã nhận trọng trách thiêng liêng chăm sóc sức khỏe, tính mạng cho nhân dân, đón và đưa tro cốt những người dân không may qua đời vì COVID -19 ở Thành phố Hồ Chí Minh về với gia đình ở các tỉnh phía Bắc. Đây không chỉ là nghĩa vụ, trách nhiệm của người cán bộ, y bác sĩ, nhân viên ý tế, lực lượng vũ trang đối với đất nước mà hình ảnh ấy còn là biểu tượng của “lòng yêu nước, lòng tự hào, tự tôn dân tộc”.

Mỗi khi nhắc đến Việt Nam, “người ta đều chỉ nghĩ đến chiến tranh”. Đúng! Bởi như đã đề cấp ở đầu bài viết. Ở vị trí “đắc địa” như vậy, nên Việt Nam đã mất thời gian 13 thế kỷ chống giặc ngoại xâm. Trước sự nhòm ngó và xâm lược của ngoại bang, các thế hệ người Việt Nam luôn đặt lên hàng đầu khát vọng độc lập: “lớp cha trước, lớp con sau. Đã thành đồng cho chung câu quân hành”. Các thế hệ đã dâng hiến máu xương của mình để đổi lấy độc lập tự do cho thế hệ hôm nay và mai sau. Vì vậy, mỗi chúng tôi hôm nay luôn tự hào về những trang sử được viết bằng máu xươngcủa lớp lớp cha anh. Như bài thơ "Tổ quốc nhìn từ phía biển" của nhà báo, nhà thơ Nguyễn Việt Chiến đã viết:

Có nơi nào như Đất nước chúng ta

Viết bằng máu cả ngàn chương sử đỏ

Khi giặc đến vạn người con quyết tử

Cho một lần Tổ quốc được sinh ra".

Tự hào và tiếp nối, mỗi người Việt Nam hôm nay, nguyện chung sức đồng lòng, hoàn thành thắng lợi mục tiêu “Dân giàu, nước mạnh, công bằng, văn minh”, phấn đấu đến giữa thế kỷ XXI, nước ta trở thành nước phát triển theo định hướng xã hội chủ nghĩa.

Với tất cả lòng tự hào, tự tôn dân tộc, thiết nghĩ, mỗi người Việt Nam chân chính sẽ không bao giờ đánh đổi những điều thiêng liêng được kiến tạo nên từ ngàn năm dựng nước và giữ nước của dân tộc, vì đó là máu, là xương của lớp lớp cha anh đã ngã xuống để có một Tổ quốc Việt Nam hùng cường, phát triển như ngày hôm nay. Và, bởi ở bất cứ hoàn cảnh nào, lợi ích quốc gia luôn là tối thượng, là thiêng liêng mà ở đó, mỗi người dân Việt Nam luôn tự hào về truyền thống văn hóa của mình, trong đó, lòng yêu nước, lòng tự hào, tự tôn dân tộc là bất khả xâm phạm!

Hồng Nhung

Tags:

Lưu ý: Khi để lại Nhận xét bạn nên click vào ô "Thông báo cho tôi" ở dưới để nhận phản hồi từ Admin

Học tiếng anh
Floating Image X