(Tindautruongdanchu) - Việc xây dựng Luật Lực lượng tham gia bảo vệ
ANTT ở cơ sở là hoàn
toàn phù hợp với ý chí, nguyện vọng của nhân dân
Việt Nam, chứ không phải là mạng lưới chân rết được nhà nước
tạo ra để nắm từng chân tơ kẽ tóc của nhân dân như lời lẽ vu khống
của những kẻ chống phá Đảng, Nhà nước, hòng kích động nhân dân, gây chia rẽ
khối đoàn kết giữa nhân dân với Đảng
Trong thời gian qua, các thế
lực phản động trong đó có Đài Á châu tự do (RFA) khi nói về luật
xây dựng lực lượng an ninh ở cơ sở thì chúng xuyên tạc rằng: “Nhà nước muốn tạo ra một mạng lưới chân rết
quần chúng sát với từng người dân, để nắm được từng chân tơ kẽ tóc, rồi nắm
được mọi hoạt động tiềm ẩn nên gây nguy hại cho dân”. Đây hoàn toàn là
luận điệu xuyên tạc, vu khống của các thế lực thù địch bởi thực chất việc ban hành Luật Lực lượng
tham gia bảo vệ ANTT ở cơ sở là nhằm phục vụ tốt hơn đời sống của người dân, tạo sự ổn định và phát triển.
Việc xây dựng Luật Lực lượng tham gia
bảo vệ ANTT ở cơ sở là hoàn toàn phù hợp với ý chí, nguyện
vọng của nhân dân
Việt Nam, chứ không phải là mạng lưới
chân rết được nhà nước tạo ra để nắm từng chân tơ kẽ tóc của nhân dân như lời lẽ vu
khống của những kẻ chống phá Đảng, Nhà nước, hòng kích động nhân dân, gây chia
rẽ khối đoàn kết giữa nhân dân với Đảng. Bởi lẽ:
Một là, thể
chế hóa quan điểm, chủ trương của Đảng về xây dựng, củng cố, duy trì lực lượng
tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở; điều chỉnh chức năng, nhiệm vụ, chế độ,
chính sách đối với lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở gắn với
kiện toàn tổ chức bộ máy, tinh giản biên chế, giảm chi ngân sách nhà nước; tăng
cường công tác bảo đảm an ninh, trật tự, an toàn xã hội ở địa bàn cơ sở;
Hai là, điều
chỉnh thay đổi về vị trí, chức năng của lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật
tự ở cơ sở sau khi được kiện toàn thành một lực lượng thống nhất; qua đó, tạo
cơ sở pháp lý bình đẳng về địa vị pháp lý và xác định cụ thể vị trí, chức năng,
nhiệm vụ, quan hệ công tác, bảo đảm điều kiện hoạt động của lực lượng tham gia
bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở với tính chất là lực lượng quần chúng tự nguyện,
tự quản ở địa bàn cơ sở: Pháp luật hiện hành đang quy định vị trí, chức năng của
lực lượng Bảo vệ dân phố, Công an xã bán chuyên trách là những lực lượng thực
hiện công tác quản lý, trực tiếp thực hiện nhiệm vụ bảo đảm an ninh, trật tự và
làm nòng cốt trong xây dựng phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc ở địa
bàn xã, phường, thị trấn. Tuy nhiên, sau khi Luật Công an nhân dân năm 2018 được
ban hành đã quy định đồng bộ, thống nhất về 4 cấp Công an; trong đó, Công an
xã, phường, thị trấn hiện nay đã được tổ chức, bố trí toàn diện, đồng bộ, thống
nhất Công an chính quy và lực lượng này thực hiện công tác quản lý, trực tiếp
thực hiện nhiệm vụ bảo đảm an ninh, trật tự và làm nòng cốt trong xây dựng
phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc ở địa bàn xã, phường, thị trấn. Theo
đó, về vị trí, chức năng của các lực lượng Bảo vệ dân phố, Công an xã bán
chuyên trách phải được xác định, điều chỉnh lại cho phù hợp với Luật Công an
nhân dân năm 2018 và bảo đảm không chồng chéo với vị trí, chức năng của lực lượng
Công an xã, phường, thị trấn, cụ thể đó là chuyển từ vị trí, chức năng quản lý,
trực tiếp thực hiện nhiệm vụ bảo đảm an ninh, trật tự sang vị trí, chức năng là
lực lượng tự quản, hỗ trợ Công an xã, phường, thị trấn trong thực hiện nhiệm vụ
bảo đảm an ninh, trật tự và làm nòng cốt trong xây dựng mô hình tự phòng, tự quản
về an ninh, trật tự trên địa bàn xã, phường, thị trấn. Như vậy, các lực lượng
này có chung về vị trí, chức năng thì cần thiết phải kiện toàn thành một lực lượng
chung, thống nhất.
Ba là, kịp thời
tạo cơ sở pháp lý để quy định cụ thể về hoạt động của lực lượng Công an xã bán
chuyên trách kết thúc nhiệm vụ được tiếp tục tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở
địa bàn cơ sở: Hiện nay, các địa phương trong toàn quốc đã hoàn thành việc bố
trí Công an chính quy đảm nhiệm các chức danh Trưởng Công an xã, Phó trưởng
Công an xã và Công an viên. Việc ban hành Luật Lực lượng tham gia bảo vệ an
ninh, trật tự ở cơ sở là để kịp thời tạo cơ sở pháp lý quy định cụ thể nhiệm vụ,
chế độ, chính sách, bảo đảm điều kiện hoạt động đối với 89.045 Công an xã bán
chuyên trách đang được tiếp tục sử dụng tham gia thực hiện nhiệm vụ bảo vệ an
ninh, trật tự ở cơ sở hiện nay. Theo đó, tại điểm c khoản 1 Điều 46 Luật Công
an nhân dân năm 2018 quy định các chức danh Công an xã bán chuyên trách kết
thúc nhiệm vụ và được sử dụng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự tại cơ sở, được
hưởng chế độ, chính sách theo quy định của Pháp lệnh Công an xã cho đến khi có
văn bản quy phạm pháp luật khác. Tuy nhiên, hiện nay chưa có văn bản quy phạm
pháp luật quy định cụ thể về các vấn đề này. Do đó, việc sớm ban hành Luật Lực
lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở là để khắc phục thực trạng khó
khăn, vướng mắc hiện nay.
Bốn là, bảo đảm
phù hợp với quy định của Hiến pháp năm 2013 và thi hành các quy định của Hiến
pháp năm 2013 về bảo đảm quyền con người, quyền công dân: Nhiều nhiệm vụ của
các lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở hiện nay có tác động đến
quyền con người, quyền công dân mà theo quy định của Hiến pháp năm 2013 phải được
quy định trong văn bản luật. Do đó, xây dựng Luật Lực lượng tham gia bảo vệ an
ninh, trật tự ở cơ sở là để cụ thể hóa quy định của Hiến pháp năm 2013, vừa bảo
đảm cơ sở pháp lý cho việc thực thi nhiệm vụ của lực lượng tham gia bảo vệ an
ninh, trật tự ở cơ sở, vừa bảo đảm tốt hơn quyền con người, quyền công dân theo
đúng tinh thần của Hiến pháp.
Năm là, sắp xếp,
bố trí lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở theo hướng thống nhất,
kiện toàn, tinh gọn đầu mối gắn với hoàn thiện chức năng, nhiệm vụ, quan hệ
công tác, nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động của lực lượng tham gia bảo vệ
an ninh, trật tự ở cơ sở: Dự thảo Luật điều chỉnh, kiện toàn lại các lực lượng,
chức danh đã được thành lập, đang hoạt động hiện nay thành một lực lượng thống
nhất mà không phải là thành lập lực lượng mới. Theo đó, dự thảo Luật quy định
kiện toàn thống nhất lực lượng Công an xã bán chuyên trách đang được tiếp tục sử
dụng hiện nay, lực lượng Bảo vệ dân phố và các chức danh Đội trưởng, Đội phó Đội
dân phòng thành một lực lượng chung với tên gọi là lực lượng tham gia bảo vệ an
ninh, trật tự ở cơ sở.
Sáu là, nâng
cao hơn nữa chất lượng, hiệu quả công tác quản lý nhà nước về an ninh, trật tự
tại địa bàn cơ sở: Trong điều kiện hiện nay khi tình hình trong nước, khu vực
và thế giới liên quan đến công tác bảo đảm an ninh, trật tự đang diễn biến hết
sức nhanh chóng, tiềm ẩn nhiều yếu tố phức tạp với nhiều vấn đề mới nảy sinh đã
đặt ra yêu cầu phải tăng cường và nâng cao hơn nữa hiệu quả hoạt động của các lực
lượng chuyên trách cũng như phải huy động được quần chúng tham gia bảo vệ an
ninh, trật tự, xây dựng được nền an ninh nhân dân gắn với thế trận an ninh nhân
dân để giải quyết kịp thời các vụ, việc liên quan đến an ninh, trật tự và giữ vững
an ninh, trật tự ngay từ địa bàn cơ sở là yêu cầu cần thiết.
Bảy là, xây dựng
hệ thống pháp luật đồng bộ, thống nhất, có hiệu lực pháp lý cao quy định về bố
trí lực lượng, hoạt động, nhiệm vụ của các lực lượng tham gia bảo vệ an ninh,
trật tự ở cơ sở: Hiện nay, về tổ chức, hoạt động, nhiệm vụ của các lực lượng
tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở đang được quy định ở nhiều văn bản quy
phạm pháp luật với nhiều hình thức khác nhau và do nhiều cơ quan có thẩm quyền
ban hành; do đó, sự cần thiết phải pháp điển hóa nhiệm vụ, tổ chức, hoạt động của
các lực lượng tham gia thực hiện nhiệm vụ bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở vào
01 đạo luật chung để bảo đảm tính đồng bộ, thống nhất của hệ thống pháp luật về
an ninh, trật tự.
Rõ ràng, với mục tiêu, ý nghĩa
như trên, việc ban hành Luật Lực lượng tham gia bảo vệ ANTT ở cơ sở là cần thiết
và đáp ứng yêu cầu, đòi hỏi thực tiễn. Tuy nhiên, đóng góp ý kiến khác với việc
lợi dụng để đả phá, xuyên tạc. Những luận điệu này được tung ra nhằm tạo ra nhận
thức lệch lạc, suy giảm niềm tin, kích động tâm lý, thái độ chống đối, phá hoại
dự thảo luật, sâu xa hơn là chống phá chế độ, Đảng và Nhà nước.