(Tindautruongdanchu) - Qua việc một diễn viên người mẫu đăng bài sau đó chủ động gỡ bỏ do có nhiều bình luận trái chiều. RFA nhân cơ hội đó thừa nước đục thả câu xuyên tạc vô cùng trằng trợn…
Thời gian vừa qua sau cái chết của
Nữ hoàng Anh: Elizabeth Đệ nhị; Trên các trang mạng xã hội có nhiều bài viết
thông qua sự kiện này, các bài viết đã bày tỏ quan điểm cá nhân và gửi lời chia
buồn sâu sắc đến sự ra đi của Nữ hoàng Anh quốc trong đó có cả các bài viết của
một số nhân vật nổi tiếng. Song nếu chỉ có vậy thì không có vấn đề gì để nói.
Qua việc một diễn viên người mẫu đăng bài sau đó chủ động gỡ bỏ do có nhiều
bình luận trái chiều. RFA nhân cơ hội đó thừa nước đục thả câu xuyên tạc vô
cùng trằng trợn. Cụ thể RFA có đăng bài: “Tranh
cãi xung quanh bình luận của Châu Bùi về Nữ hoàng Anh và kháng chiến chống
Pháp” Theo đó, trang này lu loa: “mấy
năm gần đây ngành an ninh và tuyên giáo Việt Nam sử dụng lực lượng dư luận viên
dùng mạng xã hội tấn công, nhằm nô lệ, chia rẽ, gây thù hận giữa con người và
các quốc gia; các văn nghệ sĩ, những người dám lên tiếng vì sự thật ở Việt Nam,
đã và đang phải chịu sự nguy hiểm này...”. Vậy bản chất của sự việc này như thế nào, luận
điệu của RFA nhằm mục đích gì?
Trước hết qua sự việc của Châu
Bùi đăng và gỡ bài trên trang cá nhân sau khi nhận nhiều bình luận trái chiều từ
cộng đồng mạng. Có thể nói đây là hành động khôn ngoan khi sử dụng mạng xã hội.
Các bình luận có thể bao gồm cả các bình luận tiêu cực có thể gây ảnh hưởng
tiêu cực đến tác giả. Trước hết cần nhìn nhận thẳng thắn rằng Luật pháp Việt
Nam quy định rất rõ về tự do ngôn luận, tự do báo chí. Là thành viên của Liên hợp
quốc, Việt Nam đã sớm ký kết các điều ước quốc tế về bảo đảm các quyền cơ bản của
con người và quyền công dân, trong đó có quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí.
Luật tiếp cận thông tin năm 2016 quy định: “mọi
công dân đều bình đẳng, không bị phân biệt đối xử trong việc thực hiện quyền tiếp
cận thông tin; thông tin được phải chính xác, đầy đủ, việc cung cấp thông tin
phải kịp thời minh bạch thuận lợi cho công dân”. Điều 11 luật Báo chí cũng
quy định: “công dân có quyền tự do ngôn
luận, được phát biểu ý kiến về tình hình đất nước và thế giới; tham gia ý kiến
xây dựng và thực hiện đường lối chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của
Nhà nước; góp ý kiến phê bình, kiến nghị, khiếu nại, tố cáo trên báo chí với
các tổ chức cá nhân”.
Như vậy, Pháp luật Việt Nam không
ngăn cấm việc tham gia ý kiến, thể hiện rất rõ tự do ngôn luận. Tuy nhiên, RFA
lại cho rằng các bình luận đó là của tuyên giáo và an ninh Việt Nam tấn công
các phát ngôn của giới nghệ sĩ. Sự xuyên tạc trắng trợn của RFA có lẽ bởi sự
cay cú, những ngôn từ của kẻ thua cuộc. Những kẻ thua cuộc chống phá Đảng và Nhà
nước ta, trong thời gian vừa qua luôn tìm cách chống đối xuyên tạc, vu khống trắng
trợn. Có thể kể đến như cái gọi là “Tổ chức phóng viên không biên giới” hàng
năm trao giải cho các tổ chức cá nhân các “Anh hùng cào phím” các đối tượng lợi
dụng tự do dân chủ của nước ta để chống phá. Và khi cơ quan Pháp luật Việt Nam
khởi tố các vụ án các đối tượng lợi dụng tự do, dân chủ, nhân quyền chống phá Đảng,
chính quyền, Nhà nước chia rẽ khối Đại đoàn kết dân tộc thì các thế lực chống
phá lại rêu rao “hành động bóp nghẹt tự do ngôn luận”.
Có thể thấy các bài viết của RFA,
Việt Tân đã gặp rất nhiều sự ném đá của dư luận, những bình luận của những công
dân yêu nước, chấp hành nghiêm pháp luật, ấy vậy mà chúng lại lu loa: “Đó là
người của an ninh và tuyên giáo” bóp nghẹt tự do ngôn luận.
Sự việc phát ngôn trên trang cá
nhân của Châu Bùi cũng thể hiện sự tự do ngôn luận, đúng hay sai đã có Pháp luật
và sự chứng kiến của nhân dân. Việc gỡ bài thể hiện sự bảo vệ bản thân trước
các tác động không tốt từ các bình luận trên mạng xã hội. Đó là hành động khôn
ngoan để bảo vệ mình khi chưa rõ đúng sai chứ không phải là sự bỏ tù ám sát nghệ
sĩ, văn hoá và tri thức như RFA bịa đặt.