(Tindautruongdanchu) - Việc cựu tử tù oan sai Huỳnh Văn Nén qua đời là cơ hội “vàng” cho nhiều tổ chức phản động được phen trổ tài đả kích, vu khống, bôi nhọ, nói xấu Đảng, Nhà nước Việt Nam. Bài viết trên RFA ngày 14/9/2022 là một ví dụ điển hình.
Chuyện chẳng có gì đáng
nói, đơn giản chỉ là sau 5 năm được trả tự do và được bồi thường 12 tỷ cho 17
năm tù oan, ông Huỳnh Văn Nén đã qua đời ở tuổi 60 do mắc phải căn bệnh viêm
gan, viêm phổi (theo lời tác giả bài viết). Thiết nghĩ đó là chuyện hết sức
bình thường bởi người Việt Nam có câu “sinh có hạn, tử bất kỳ”, nhưng có những
kẻ luôn mang trong mình tư tưởng chống phá thì không cho đó là điều bình
thường, mà tự cho mình có quyền suy diễn theo lối chủ quan để đổ lỗi cho chính
quyền Nhà nước Việt Nam. Chúng cho rằng việc ông Huỳnh Văn Nén qua đời là hậu
quả của những năm tháng trong tù luôn bị “hành hạ”, “đánh đập”. Rõ ràng đây là
những luận điệu vu khống một cách trắng trợn. Ông Nén đã được trả tự do cách
đây hơn 5 năm chứ không phải là 5 tháng hay 5 ngày để có thể gọi là “hậu quả
của những tháng ngày bị đánh đập, tra tấn” như lời tác giả. 5 năm không dài
nhưng cũng không phải là ngắn đối với cuộc đời của một con người. Tôi lo sợ cho
tác giả biết đâu hôm nay vẫn còn ngồi cào bàn phím để lo lắng thay cho những tử
tù, nhưng ngày mai tác giả đã chết do một cơn đau tim chắc khi đó lý do thích
hợp nhất là quá tức giận do không làm sụp đổ chính quyền Việt Nam!
Hơn nữa, việc ông Nén
được trả tự do, được bồi thường một số tiền không nhỏ là minh chứng rõ nhất cho
việc chính quyền Nhà nước Việt Nam rất công bằng, phân minh. Làm sai chúng tôi
sẵn sàng gánh tránh nhiệm, không né tránh, đó là ưu việt của chế độ Cộng sản.
Ngược lại, nếu là một chính quyền khác liệu rằng ông Nén có được trả tự do,
được bồi thường cho những ngày tháng tù oan sai, vì đơn giản ông chỉ là một
người dân bình thường? Câu hỏi này để cho những kẻ có đầu mà không có não của
bài viết trên tự tìm câu trả lời trên đất nước mà chắc hẳn tác giả đang sinh
sống.
Tồi tệ hơn, để bôi nhọ,
vu khống cơ quan công quyền ở Việt Nam, tác giả còn trích dẫn lời một người cha
của một tử tù khác: “Gia đình
chúng tôi rất là lo vì qua gương ông Huỳnh Văn Nén chúng tôi thấy sự khốc liệt
của nhà tù cộng sản Việt Nam thế nào rồi. Nó quá khốc liệt thành
thử con tôi ngày nào còn ở tù thì chúng tôi lo ngày đó. Lo lắng vô
cùng. Tử tù chờ thi hành án như con trai tôi bị xiềng xích suốt ngày đêm,
nên sức khoẻ tổn hại rất nhiều, cả về tinh thần và thể xác.” Tôi
đang băn khoăn không biết người cha này đã nhận bao nhiêu tiền của RFA để họ
mớm cho ông những lời lẽ như vậy? Chỉ qua một sự việc rất đỗi bình thường nhưng
các thế lực phản động lại lợi dụng để công kích, vu khống, bôi nhọ cơ quan nhà
nước là thủ đoạn không còn xa lạ, vậy nên tác giả không cần “mượn gió bẻ
măng”./.