(Tindautruongdanchu) - Tổ chức khủng bố “Việt Tân” – một trong những tổ chức phản động tích cực nhất luôn luôn có mưu đồ chính trị đê hèn, thủ đoạn bỉ ổi bất chấp luân thường đạo lý để chống phá Đảng và Nhà nước Việt Nam. Những nội dung dưới đây là một ví dụ…
Vẫn là
câu chuyện về giáo dục đào tạo, trên trang facebook của tổ chức phản động Việt
Tân liên tục đăng lại bài viết “Suy Ngẫm – khoảng 32% học sinh không đăng ký học
đại học ” với những luận điệu xuyên tạc, bóp méo sự thật cho rằng nguyên nhân
là do học phí tăng, học xong thất nghiệp, giáo dục Việt Nam kém. Từ những sự
trơ tráo đó, phản động Việt Tân đã cho rằng “ Chính cái thể chế độc tài mới là
cốt lõi của mọi vấn nạn, không chỉ với ngành giáo dục mà còn trên mọi mặt của đời
sống xã hội ”. Liệu các nguyên nhân đó có phải là
sự thật? hay đó chỉ là cái cớ để bôi nhọ, xuyên tạc, chống phá Việt Nam của các phần tử phản động?
Từ một hiện tượng chúng đã có những luận điệu xuyên tạc nhằm
âm mưu tạo ra dư luận xấu trong xã hội, làm giảm sút niềm tin của người dân vào
sự lãnh đạo của Đảng, vào sự phát triển của đất nước, từ đó lôi kéo những người
có suy nghĩ nông cạn, hẹp hòi chống phá nhà nước. Để làm rõ tâm địa đen tối, sự
trơ tráo, phản động từ bài viết trên chúng ta cần thấy được các nguyên nhân dẫn
đến tình trạng “ khoảng 32% học sinh không đăng ký học đại học ” và hiện tượng
có thực sự đáng quan ngại hay không?.
Thực tế
đến ngày 20/8/2022 có 325.716 thí sinh bỏ xét tuyển đại học năm nay (chiếm khoảng
35%), hiện tượng trên là do một số nguyên nhân như: Sự khác biệt căn bản trong
việc đăng ký xét tuyển năm 2022 từ đó một số thí sinh chưa nắm rõ các quy định
tuyển sinh, số chưa nhập nguyện vọng cũng có thể là các thí sinh không đủ điểm
sàn, và có nhiều thí sinh đã lựa chọn con đường khác...
Do đó, những nguyên nhân mà
Việt Tân đưa ra là phiến diện, vô căn cứ, mục đích của
chúng không có gì khác ngoài việc cố tình tạo ra những dư luận không tốt và đổ
lỗi cho Đảng, Nhà nước Việt Nam. Trên thực tế, nền giáo dục của Việt
đang được cả thế giới ghi nhận và những thành tích thi quốc tế của học sinh nước
ta là minh chứng cụ thể nhất. Báo cáo “tăng trưởng thông minh hơn, Học tập và Phát
triển công bằng ở Đông Á – Thái Bình Dương” của ngân hàng thế giới công bố ngày
15/3/2018 đánh giá: “7 trong 10 hệ thống giáo dục hàng đầu thế giới đang nằm ở
khu vực Đông Á – Thái Bình Dương, sự phát triển thực sự ấn tượng thuộc về hệ
thông giáo dục của Việt Nam”.
Hiện tượng khoảng 35% học sinh không đăng ký học đại học cũng có thể coi là một sự chuyển biến
tích cực về tư duy xã hội và cân bằng nguồn lực. Trong nhiều năm qua Việt Nam đối
diện với sự cân bằng nhân lực, “ thừa thầy, thiếu thợ”. Nhiều học sinh đã chọn
học cao đẳng, trung cấp hay đào tạo nghề để phù hợp với trình độ, năng lực của bản thân, phù hợp với thực tiễn.
Tư tưởng áp đặt của cha mẹ đối với con cái trong việc chọn trường, chọn nghề
cũng dần thay đổi tích cực. Được học ngành mình thích, làm công việc mình đam
mê sẽ đem lại nguồn cảm hứng vô tận.
Từ đó,
theo quan điểm của tôi (dưới cái nhìn của một người dân Việt Nam) để thấy được
rằng hiện tượng là điều không đáng quan ngại và càng chứng minh những
luận điệu của Việt Tân là xuyên tạc từ một hiện tượng để đi đến kết luận bản chất.
Chỉ là cái cớ đề chống phá Đảng và Nhà nước ta, làm suy giảm niềm tin của nhân
dân vào giáo dục nước nhà, cũng làm giảm niềm tin vào sự lãnh đạo của Đảng, sự
quản lí của Nhà nước, chúng lộ nguyên hình là những kẻ phản quốc.
Việt
Tân luôn đa dạng các hình thức chống phá. Dù có sử dụng hình thức
chống phá nào thì bản chất khủng bố của Việt Tân là không thay đổi. Không ít
người đánh mất cả tương lai do thiếu suy nghĩ, thiếu hiểu biết, lệch lạc vô
hình chung đã tiếp tay cho việc phá hoại đất nước. Trong khi đó, những kẻ chủ
mưu, mượn gió bẻ măng vẫn đang trong bóng tối. Vì vậy không thể dung túng cho
những việc làm sai cả về đạo lý, pháp lý. Chắc chắn nếu còn cố tình chống phá,
phản động Việt Tân sẽ còn phải chịu thất bại cay đắng.