(Tindautruongdanchu) - Nếu ai nhận thức rằng Google, Facebook, Yuotube như những “người thầy”, cần phải “tri ân, ca tụng” mà phủ nhận đi công lao của những nhà giáo, những cán bộ quản lý giáo dục thì đó là kẻ vô ơn. Phải chăng Việt Tân và linh mục Đặng Hữu Nam không biết điều này nên mới đưa ra luận điệu: “Nhân ngày 20/11 xin gửi lời tri ân đến người Thầy Google, Thầy Facebook và Thầy Youtube 3 người Thầy thầm lặng...”?
Chúng ta đều biết trong giai đoạn hiện nay Internet, mạng xã hội có thể nói là một kho chứa đựng những kiến thức khổng lồ giúp cho chúng ta dễ dàng tìm kiếm những thông tin, kiến thức dù mới hay đã cũ. Internet, mạng xã hội cũng được đánh giá là công cụ tiện lợi để truyền tải một số lượng thông tin lớn với tốc độ nhanh đến hàng triệu người trên toàn thế giới. Như một cuốn “bách khoa toàn thư”, người dùng có thể dễ dàng tìm kiếm mọi thông tin từ bất cứ đâu.Tuy nhiên, nếu ai nhận thức rằng Google, Facebook, Yuotube như những “người thầy”, cần phải “tri ân, ca tụng” mà phủ nhận đi công lao của những nhà giáo, những cán bộ quản lý giáo dục thì đó là kẻ vô ơn. Phải chăng Việt Tân và linh mục Đặng Hữu Nam không biết điều này nên mới đưa ra luận điệu: “Nhân ngày 20/11 xin gửi lời tri ân đến người Thầy Google, Thầy Facebook và Thầy Youtube 3 người Thầy thầm lặng...”?
Linh mục Đặng Hữu Nam chắc hẳn ông ta đã quên đi công lao của những người
thầy đã dạy mình từ những con chữ đầu tiên. Nhân ngày tôn vinh các nhà giáo
20/11 lẽ ra linh mục Nam phải gửi đến các thầy cô đã dạy mình lời tri ân thì
ông ta lại phủ nhận hoàn toàn công ơn người thầy đối với mình, chỉ nhận Google, Facebook và Youtube là thầy của mình rồi tri ân. Chính những bạn học của linh mục
Nam cũng đã nhiều lần chê trách linh mục này vì những chống phá kích động cực
đoan. Quay lại vấn đề ta thử hỏi nếu không có thầy cô dạy cho linh mục Nam biết
chữ thì liệu ông có tự học được những con chữ từ người Thầy Google, Thầy Facebook và Thầy Youtube? Nếu không có những người thầy dạy
nên những người trò để họ có tri thức truyền tải, dịch thuật trên các nền tảng
mạng internet Việt Nam thử hỏi linh mục Nam lấy gì để học?
Việt Tân với nhận thức nông cạn của mình thì cũng ngang tầm với linh mục
Nam. Việt Tân không phân biệt được mạng internet
chỉ là phương tiện nếu coi nó là người thầy thì chẳng khác gì coi báo chí, sách
vở là người thầy mà phủ nhận đi vai trò của người viết lên sách báo đó. Bạn có
thể vào mạng internet để tìm hiểu thông tin, kiến thức nhưng kiến thức đó từ
đâu ra. Kiến thức đó có đúng không, có đáng tin cậy không bạn phải có những người
thầy hướng dẫn.
Thực tế, không phải bạn
tự nhiên biết chữ, khi bạn biết chữ rồi cũng không phải bạn không cần thầy nữa.
Hãy thử tưởng tượng, một ngày nào đó các quốc gia không còn trường học, không
có những thầy giáo, cô giáo. Chỉ còn thư viện điện tử, mạng internet và những
quyển sách thử hỏi con cháu Việt Tân có tự học thành người được không? Nếu Việt
Tân tư duy bớt nông cạn đi thì sẽ hiểu tại sao trên thế giới này không có quốc
gia nào lại không có hệ thống giáo dục đào tạo, hệ thống trường học các cấp với
vai trò trung tâm của người thầy và người trò. Không một quốc gia nào chỉ cho học
sinh học chữ rồi tự vào học trên mạng ineternet dù đó là quốc gia phát triển
hay kém phát triển.
Với những luận điệu của linh mục Nam và Việt Tân ở
trên chúng ta thấy rõ bộ mặt vô ơn của của linh mục Nam cũng như sự nông cạn
trong nhận thức của linh mục Nam và Việt Tân. Chúng ta đều hiểu rằng tôn sư trọng
đạo là truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta, không phương tiện nào có thể thay
thế được người thầy trong truyền dạy kiến thức. Không thể phủ nhận và vô ơn với
công lao những người thầy cô đã dạy dỗ mình nên người. Mạng internet không bao
giờ thay thế được người thầy, đó là lý do không quốc gia nào lại không có trường
học các cấp với người thầy người trò là trung tâm.
QUÝ. K