(Tindautruongdanchu) - Đài châu Á tự do đừng hòng "nhờ giáo bẻ măng", "thấy cây mà không thấy rừng", đừng cố tình xuyên tạc, bóp méo ý nghĩa câu nói của Thủ tướng Phạm Minh Chính, với mục đích nói xấu, bôi nhọ quan điểm giáo dục của Đảng, Nhà nước ta, hạ thấp vai trò của người thầy, cô giáo đối với sự nghiệp giáo dục ở Việt Nam.
Dân tộc
Việt Nam là một dân tộc có truyền thống hiếu học, tôn sư trọng đạo được lưu
truyền, gìn giữ và phát huy lên tầm cao mới. Ông cha ta xưa có câu: "Muốn sang thì bắc cầu Kiều, muốn
con hay chữ thì yêu lấy thầy", đã thể hiện rất rõ ước muốn của
các bậc sinh thành. Đó là ước mơ đứa con được sang bờ bên kia, thoát khỏi dòng
sông mênh mông của đói nghèo, dốt nát. Và, muốn vượt được dòng sông ấy không thể
thiếu vai trò của người thầy. Câu ca dao ấy còn có ý
nghĩa vừa tôn vinh vai trò của người thầy và cũng là một lời nhắc nhở các thế hệ
sau phải gìn giữ và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc. Tiếp nối và phát
huy truyền thống trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc hôm nay, ngày
19/11/2022, tại Thủ đô Hà Nội, Đảng,
Nhà nước và nhân dân ta đã long trọng tổ chức Lễ kỷ niệm 40 năm Ngày Nhà
giáo Việt Nam (20/11/1982 - 20/11/2022) - ngày hội của các thế hệ thầy
giáo, cô giáo, những người luôn hết mình cống hiến cho sự nghiệp trồng người
cao cả, được cả xã hội biết ơn, kính trọng và tôn vinh.
Dự Lễ kỷ niệm, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã thay mặt Đảng, Nhà nước tưởng
nhớ những người thầy với nhân cách lớn, có nhiều đóng góp quan trọng cho nền
giáo dục nước nhà; thành kính tri ân những nhà giáo liệt sĩ đã hy sinh vì sự
nghiệp giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước, những nhà giáo chiến sĩ mang
quân hàm xanh, những thầy, cô ngày ngày vượt suối đèo, mang con chữ đến với các
cháu ở vùng cao, vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo, vùng có điều kiện kinh
tế - xã hội khó khăn, đồng thời, gửi tới các thế hệ thầy giáo, cô giáo, cán bộ
quản lý giáo dục trên mọi miền Tổ quốc lời chào trân trọng, lời thăm hỏi thân
thiết và lời chúc mừng tốt đẹp nhất.
Đặc biệt, Thủ tướng đã dành tình cảm thành kính nhất, sự tri ân sâu
sắc và biết ơn sâu sắc nhất với Chủ tịch Hồ Chí Minh, Anh hùng dân tộc, Danh
nhân văn hóa thế giới, Người thầy giáo vĩ đại đã cống hiến đời mình cho Tổ quốc,
cho nhân dân, trong đó có ngành Giáo dục và Đào tạo - Người đã khai sinh và đặt
nền móng cho nền giáo dục Việt Nam mới luôn quan tâm xây dựng, phát triển nền
giáo dục nước nhà. Đồng thời, Thủ tướng đã viện dẫn bài nói của Bác Hồ tại lớp
học chính trị của giáo viên 8/1959, trong đó có đoạn: "Học trò tốt hay xấu là do thầy giáo, cô giáo tốt hay xấu"[1],
vừa để đề cao vai trò, vị trí quyết định trực tiếp của thầy, cô giáo đối với thế
hệ tương lai của đất nước, đồng thời, chỉ rõ trách nhiệm thiêng liêng của mỗi thầy, cô
giáo, phải xem nhiệm vụ giáo dục là cao cả, đặt toàn bộ tâm huyết, lương tâm, sự
hiểu biết sâu sắc và trách nhiệm vào công việc với phương châm xuyên suốt là lấy
học sinh làm trung tâm, nhà trường làm nền tảng, thầy cô giáo làm động lực; là
người truyền cảm hứng, lòng yêu nước; chấp nhận sự khác biệt, tôn trọng sự đa dạng,
phát huy cao nhất sở trường, năng khiếu của mỗi học sinh, tất cả vì học sinh
thân yêu, vì sự nghiệp giáo dục cao cả của đất nước. Thầy, cô giáo đúng nghĩa
là "kỹ sư tâm hồn", gắn mình với trách nhiệm cao cả, thiêng liêng với
sự nghiệp "trồng người", dâng hiến cho đất nước các thế hệ "vừa
hồng", "vừa chuyên" - thế hệ tiếp tục vững bước trên con đường Đảng,
Bác Hồ và nhân dân ta đã lựa chọn.
Qua đây, Thủ
tưởng cũng phê phán những người thầy, cô "hạt sạn", "một con sâu
bỏ ràu nồi canh", đang đi ngược lại quan điểm, nhiệm vụ của sự nghiệp giáo
dục - đào tạo của Đảng, Nhà nước ta. Những người thầy/ cô ấy sẽ không bao giờ
có học sinh tốt. Đó là điều hiển nhiên! Vì vậy, Đài
châu Á tự do đừng "nhờ giáo bẻ măng", "thấy cây mà không thấy rừng",
đừng cố tình xuyên tạc, bóp méo ý nghĩa câu nói của Thủ tướng Phạm Minh Chính, hòng
nói xấu, bôi nhọ quan điểm giáo dục của Đảng, Nhà nước ta, hạ thấp vai trò của
người thầy, cô giáo Việt Nam.
Giáo
viên là người giáo dục và đào tạo học sinh – thế hệ tương lai của dân tộc, của
đất nước. Chức năng trọng yếu của giáo dục là hình thành và phát triển nhân
cách con người toàn diện. Lực lượng chủ yếu đảm nhận và thực hiện chức năng ấy
là đội ngũ giáo viên. Việc hình thành và phát triển nhân cách cho thế hệ đang lớn
lên là trách nhiệm của toàn xã hội, của gia đình và hệ thống giáo dục quốc dân,
trong đó đội ngũ giáo viên có trách nhiệm nặng nề nhất vì họ là những người
chuyên trách công việc giáo dục. Người giáo viên là những người trực tiếp giáo
dục đào tạo thế hệ trẻ theo đúng mục đích giáo dục. Cụ thể người giáo viên có
trách nhiệm truyền đạt cho thế hệ trẻ hệ thống tri thức khoa học, và kỹ năng, kỹ
xảo lao động nghề nghiệp, truyền bá cho họ lý tưởng và đạo đức chân chính, hệ
thống các giá trị, tinh hoa văn hoá của dân tộc và nhân loại, đào luyện họ trở
thành những lớp người có ích cho đất nước. Nền văn hoá của nhân loại và dân tộc
chỉ được bảo tồn và phát triển thông qua sự lĩnh hội và sáng tạo của thế hệ trẻ.
Muốn cho sự lĩnh hội đó của thế hệ trẻ đầy đủ, chính xác, muốn cho nền văn hoá
đó biến thành những cơ sở trọng yếu để xây dựng nhân cách cho họ thì họ phải được
rèn luyện theo phương thức đặc biệt – phương thức nhà trường thông qua vai trò
người thầy giáo. Có thể nói thầy giáo là cái “dấu nối” giữa nền văn hoá xã hội
và việc tái sản xuất nền văn hoá đó ở thế hệ trẻ.
Với vai trò chủ đạo trong việc hình thành nhân cách, giáo dục là phương
pháp tốt nhất giúp con người hướng đến những chuẩn mực đạo đức lối sống văn hóa
xã hội của quê hương đất nước. Từ đó vấn đề giáo dục không chỉ đặt ra cho nhà
trường mà còn cả trong gia đình xã hội, để giáo dục nhân cách trẻ ngay từ lúc
nhỏ, tương lai sẽ là những trụ cột của đất nước. Nhưng giai đoạn được giáo dục ở nhà trường
là giai đoạn phát triển mạnh mẽ nhất của nhân cách. Vì vậy, những tác động và kết
quả giáo dục của giáo viên đối với học sinh vừa có tác dụng đặt nền móng,
vừa có tác dụng định hướng, dẫn dắt cho quá trình phát triển nhân cách. Sự phát
triển tương lai của học sinh phụ thuộc nhiều vào kết quả giáo dục của giáo viên.
Giáo viên chính là người “kỹ sư thiết kế nên tâm hồn” học sinh.
Khẳng
định vị trí, vai trò, tầm quan trọng quyết định trực tiếp của người thầy, Thủ
tướng Phạm Minh Chính đã viện dẫn câu nói của Chủ tịch Hồ Chí Minh hoàn toàn
đúng đắn, vừa khích lệ, động viên, thể hiện sự tôn trọng và biết
ơn các thầy cô giáo trong sự nghiệp trồng người "Con ơi nhớ lấy
câu này - Ơn cha, nghĩa mẹ, công thầy chớ quên"; "Một kho vàng không
bằng một nang chữ". Các thầy cô đã, đang và sẽ mãi là tấm gương, là người
gieo mầm, là người chăm sóc, là người nuôi dưỡng những hạt giống tâm hồn, để những
hạt mầm của đạo đức, nhân cách, tri thức, sự tử tế… luôn tỏa sáng trong những
"chuyến đò thầm lặng".
Với
ý nghĩa đó, Đài Châu Á tự do đừng hòng xuyên tạc, khơi nguồn để các tổ phản động
"a dua", PA bằng các chiêu
trò hèn hạ nhằm
nói xấu, bôi nhọ hạ thấp uy tín của Đảng, Nhà nước ta về giáo dục. Thực tế giáo
dục - đào tạo ở Việt Nam đã chứng minh, người thầy đã và đang góp phần quan trọng
trực tiếp thực hiện thắng lợi quan điểm "Nâng cao dân trí, đào tạo
nhân lực, bồi dưỡng nhân tài”. Chính vì vậy, mỗi người dân chúng ta cần cảnh giác trước những
dòng tin của
lực lượng phản động, phải luôn giữ vững lập trường tư tưởng, đồng thời phải tích cực
nghiên cứu học hỏi nâng cao nhận thức để không mắc vào những lôi kéo của lực lượng
phản động.
QUANG PHÚ - NHUNG HỒNG
[1]
Hồ Chí Minh toàn tập, t12, Nxb CTQG - ST, H.2011, tr.269.