Theo tin KTS -
Ngày 4-10-2016, căn cứ pháp luật Việt Nam và quốc tế,
Bộ Công an đã đưa “Việt Tân” vào danh sách các tổ chức khủng bố, chống Nhà nước
Việt Nam. Từ khi thành lập năm 1981 đến nay, tổ chức này đã có nhiều hoạt động
chống phá Đảng, Nhà nước và sự nghiệp cách mạng của nhân dân ta, nhiều đối tượng đã bị đền tội khi thực hiện các hoạt động
chống phá, bị bắt giữ, xét xử nhưng
chúng vẫn không từ bỏ dã tâm lật đổ chính quyền XHCN ở Việt Nam.
Đối tượng cầm đầu là hiện nay là Lý Thái Hùng
"Chủ tịch Việt Tân" sinh 1953,
quốc tịch Mỹ, Hoàng Tứ Duy là "Tổng bí thư Việt Tân". Thành viên chủ yếu là những người trong chính quyền cũ gồm sĩ quan cao cấp và những
kẻ có nợ máu với nhân dân đang lẩn trốn ở nước ngoài, các thành phần bất mãn với chế độ Cộng sản.
Chúng cũng đặt ra mục tiêu thực hiện cho từng giai đoạn cụ thể trong quá trình
chống phá sự nghiệp cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam. Thực hiện các hoạt động
chống phá bằng kích động biểu tình, bạo loạn, khủng bố vũ trang. Tạo dựng lá cờ
và kêu gọi nước ngoài, đặc biệt là Mỹ can thiệp
Giai đoạn hiện nay, Việt
tân chủ trương “đấu tranh bất bạo động”. Là một phương thức của “diễn biến hoà
bình” chống phá nội bộ bên trong từ xa, làm mất uy tín của cán bộ lãnh đạo,
chính quyền. Việt Tân đã thực hiện nhiều biện pháp để "tuyên truyền"
như chèn sóng radio, sóng vô tuyến gây nhiễu loạn thông tin, phát tán thông tin sai lệch trên mạng
Internet, lợi dụng các sự kiện lớn để tập trung "tuyên truyền" đánh
bóng tên tuổi.
Các
thông tin đưa về tình hình Việt Nam thường bị chúng bóp méo, thổi phồng quá mức, hoặc đưa cách nhìn sai lệch “vết mực đen trên
tờ giấy trắng” chỉ nhìn nhận vấn đề ở khuyết điểm, tồn tại; phủ nhận những thành quả lãnh
đạo của Đảng trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, tôn sùng cuộc sống tốt đẹp
và dân chủ ở Mỹ, phương Tây, gây hoang mang trong quần chúng nhân dân.
Chiến
lược tuyên truyền của Việt Tân khá bài bản. Việt Tân sử dụng các cá nhân có trình độ, thao túng tâm
lý để xuyên tạc,
bóp méo thông tin về tình hình nội địa, trên cơ sở các vấn đề chính trị, kinh tế, xã hội, tôn giáo, dân chủ,
nhân quyền. Lợi dụng các vấn đề đang xảy ra Việt Tân đã khéo léo “mổ xẻ”, phân
tích, lồng ghép các nhận định chủ quan của mình nhằm gây
hiểu nhầm cho
người tiếp nhận thông tin, kích động sự bất mãn trong dân chúng, chia rẽ khối đại đoàn kết toàn dân, làm nhân
dân mất dần niềm tin vào đội ngũ lãnh đạo, chính quyền. Kích động và cổ vũ các hành động phản kháng,
chống đối, đấu tranh đòi quyền lợi.
Hoạt động bóp méo thông tin chủ yếu tập trung
vào các chủ đề liên quan lợi ích, an ninh chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ Việt
Nam, những vấn đề đang tồn tại trong nước như nạn tham nhũng, khiếu kiện tranh chấp đất đai, nhân quyền, những sơ hở
thiếu sót trong chính sách của Nhà nước, các vấn đề quản lý kém hiệu quả ảnh hưởng tới cuốc sống dân sinh,
vấn đề Biển Đông. Việt
Tân đã sử dụng biện pháp cắt dán, lắp ghép để bóp méo thông tin, tạo “hội chứng
đám đông” trong quần chúng. Những hình ảnh, video thường không cung cấp đầy đủ
thông tin hoặc cung cấp thông tin sai lệch để gây hiểu sai cho người đọc và làm
mất uy tín cho những nạn nhân theo
chủ đích của chúng nhằm gây mất ổn định chính trị, an toàn xã hội. Không những làm
cho nhân dân trong nước mà còn làm cho kiều bào, nhân dân thế giới có cái nhìn
sai lệch về vai trò lãnh đạo của Đảng CSVN, chính quyền Việt Nam trong điều
hành đất nước.
Hiện nay các hình thức đấu
tranh đó không giảm mà có dấu hiệu gia tăng bằng các bài viết trên các trang mạng,
đài phát thanh của Việt Tân. Nhận thức tầm quan trọng trong đấu tranh chống các
luận điệu xuyên tạc, nhằm chống phá ta từ bên trong, thay đổi thế giới quan, niềm
tin của tầng lớp nhân dân với chính quyền, với Đảng. Đảng CSVN đã đẩy mạnh các
hoạt động tuyên truyền đấu tranh với các luận điệu phản cách mạng đó. Mặc dù
trong thông tin các thế lực phản động đưa ra có một phần là sự thật nhưng không
phải hoàn toàn là sự thật. nó bắt nguồn từ một bộ phận cán bộ bị suy thoái về đạo
đức chính trị, tư tưởng; tệ quan liêu tham nhũng coi trọng giá trị vật chất, mặt
trái của cơ chế thị trường.
Mặc dù vậy chúng không
thể phủ nhận thành quả của đất nước ta trong gần 50 năm sau giải phóng, 37 năm
đổi mới. Từ một nước nghèo nàn, lạc hậu, hậu quả nặng nề của chiến tranh, vươn
lên sánh vai với các cường quốc, có uy tín lớn trên trường quốc tế như hiện
nay. Việc nhận diện hoạt động chống phá trên không gian mạng của Việt Tân và
các thế lực thù địch trong giai đoạn hiện nay rất quan trọng nhằm làm cho mọi tầng
lớp nhân dân nêu cao cảnh giác, đề phòng với các luận điệu xuyên tạc, bóp méo sự
thật của các thế lực phản động, biết cách nắm bắt thông tin đa chiều, các nguồn
tin có độ tin cậy cao; phân tích, đánh giá sáng suốt để không bị “mắc bẫy"
âm mưu của chúng. Bên cạnh đó các cơ quan ngôn luận cũng cần phải đẩy mạnh công
tác tuyên truyền, định hướng thông tin để nhân dân có thể tiếp cận, nhận thức đầy
đủ, thực hiện quyền giám sát của mình. Tổ chức tiếp nhận thông tin và xử lý kịp
thời, hiệu quả các thiếu sót, tạo dựng niềm tin của nhân dân vào sự lãnh đạo của
Đảng./.
Tien Danh