Đăng bởi Đấu trường dân chủ lúc Monday, May 20, 2024 , 0 bình luận

 

Theo KCTĐ - Là người khai sáng, ngư­­ời thầy của nền báo chí cách mạng Việt Nam, sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh rất quan tâm đến công việc viết báo và làm báo. Trong những năm hoạt động ở n­­ước ngoài để tìm đ­­ường cứu n­­ước, Người đã có nhiều bài viết đăng trên các báo lớn của Pháp, Liên Xô, Trung Quốc... Tại Pháp, Người tham gia sáng lập Hội liên hiệp thuộc địa và tờ báo Ng­ười cùng khổ (Le Paria). Tại Trung Quốc tháng 6 - 1925, Ngư­­ời đã tổ chức ra Việt Nam thanh niên cách mạng đồng chí hội - Tổ chức tiền thân của Đảng Cộng sản Việt Nam và sáng lập ra Báo Thanh niên - cơ quan ngôn luận của Hội, xuất bản số báo đầu tiên bằng chữ quốc ngữ vào ngày 21 tháng 6 năm 1925. Sự kiện lịch sử này đánh dấu mốc khởi nguồn cho báo chí cách mạng Việt Nam.



Trong cuộc đời hoạt động cách mạng, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã viết đăng trên 2000 bài báo bằng nhiều thứ tiếng, nhiều thể loại; gần 300 bài thơ, 500 trang truyện và ký, với hàng chục bút danh. Người quan niệm công việc viết báo và làm báo là “công tác cách mạng” để “phụng sự Tổ quốc”, “phụng sự nhân dân”, “phụng sự giai cấp và nhân loại”. Vì vậy, bên cạnh các tác phẩm báo chí xuất sắc, Chủ tịch Hồ Chí Minh còn để lại cho chúng ta một di sản tư tưởng đặc biệt có giá trị - Tư tưởng Hồ Chí Minh về báo chí cách mạng, bao gồm các quan điểm về vai trò, chức năng, nhiệm vụ và tính chất của báo chí cách mạng; về vai trò, nghĩa vụ, đạo đức, phong cách của người làm báo; về nghệ thuật trong “cách viết” để làm nên một tác phẩm báo chí và tờ báo có giá trị.

Chủ tịch Hồ Chí Minh chỉ rõ: “Báo chí là một mặt trận”, “Cây bút là vũ khí sắc bén, bài báo là tờ hịch cách mạng”. Vì thế, “cán bộ báo chí cũng là chiến sĩ cách mạng. Cây bút, trang giấy là vũ khí sắc bén của họ”. Người yêu cầu đội ngũ những người làm báo “phải có lập trường chính trị vững chắc. Cho nên, các báo chí của chúng ta đều phải có đường lối chính trị đúng”. Người căn dặn các nhà báo trước khi cầm bút phải tự đặt câu hỏi: “Viết để làm gì?”, “Viết cái gì? Viết cho ai? Viết thế nào?”. Người thường xuyên nhấn mạnh mục đích viết báo “không phải để cho một số ít người xem, mà để phục vụ nhân dân, để tuyên truyền giải thích đư­ờng lối, chính sách của Đảng và Chính phủ”. Vì vậy, khi viết xong bản thảo thì mỗi người “phải đọc đi, đọc lại. Thấy cái gì thừa, câu nào, chữ nào thừa, thì bỏ bớt đi. Mình đọc mấy lần rồi cũng chư­a đủ. Phải nhờ một số đồng chí công, nông, binh, đọc lại”. Người còn chỉ huấn: “Khi viết xong, thì nhờ anh em xem và sửa giùm. Chớ tự ái, tự cho bài của mình là “tuyệt” rồi. Thích khoe chữ, ham dùng điển tích, sính chữ nước ngoài”.

Thấm nhuần sâu sắc những tư tưởng, quan điểm về báo chí cách mạng của Chủ tịch Hồ Chí Minh, báo chí cách mạng Việt Nam qua gần 40 năm thực hiện đường lối đổi mới của Đảng tiếp tục khởi sắc, phát triển cả về số lượng và chất lượng, cả về nội dung và hình thức, cả về phương tiện kỹ thuật và công nghệ, cả về quy mô và phạm vi tác động đối với xã hội. Trên lĩnh vực tư tưởng - lý luận, báo chí đã góp phần quan trọng vào công tác nghiên cứu lý luận, tổng kết thực tiễn, hình thành và từng bước phát triển lý luận, tham gia tích cực vào cuộc đấu tranh chống các luận điệu tuyên truyền xuyên tạc, phản động của các thế lực thù địch, bảo vệ chủ nghĩa Mác - Lê-nin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối, quan điểm của Đảng ta và những giá trị tinh thần mang đậm bản sắc dân tộc.

Ngày nay, báo chí cách mạng Việt Nam đã có những bước phát triển vượt bậc. Đó là lôgíc tất yếu từ điểm khởi nguồn ngày 21 - 6 -1925, gắn với thực tiễn cách mạng sôi động của dân tộc ta, được soi rọi dưới ánh sáng tư tưởng Hồ Chí Minh về báo chí cách mạng. Trong thời đại bùng nổ thông tin, nối mạng internet, đòi hỏi đội ngũ cán bộ viết báo, làm báo phải kế thừa xây dựng những di sản về về báo chí của Chủ tịch Hồ Chí Minh kính yêu để có bản lĩnh chính trị vững vàng, có trình độ nghiệp vụ chuyên môn giỏi và cái tâm trong sáng; tích cực đổi mới về tư duy, tích cực học tập, bồi dưỡng nâng cao trình độ mọi mặt đáp ứng yêu cầu mà thực tế cuộc sống đang đặt ra.

            THẾ PHƯƠNG

Tags:

Lưu ý: Khi để lại Nhận xét bạn nên click vào ô "Thông báo cho tôi" ở dưới để nhận phản hồi từ Admin

Học tiếng anh
Floating Image X