Theo KCTD - Trước đây,
những ca sĩ hải ngoại thì hát nhạc ngụy, mặc áo ngụy để phục vụ cho con dân cờ ba sọc
là điều dễ hiểu. Nhưng thời gian gần đây một số ca sĩ Việt, ăn cơm Việt, sống
trong sự thống nhất, hoà bình lại hát lại những bài hát uỷ mị của chế độ ngụy
quyền trước đây, khoác trên mình màu áo lính ngụy với những huân huy chương của
chế độ cộng hoà. Vấn đề này cần được nhìn nhận và định hướng, xử lý như thế nào
cho phù hợp?
Cụ thể như: ca sĩ Lê Minh Trung, Á quân Solo cùng Bolero
(2014), Quán quân Ngôi sao phương Nam (2015) ra hẳn tuyển tập những bài nhạc lính hải ngoại được yêu thích với những bài hát, những lần thay đổi
trang phục mang đầy màu sắc ngụy quân. Ca sĩ Lâm Hùng, cũng được biết đến với
dòng nhạc trẻ năm 2000, giờ cũng rền rĩ với tấm áo ngụy trong ca khúc “trên bốn
vùng chiến thuật” với những ca từ đầy phẫn uất khi nói về quân giải phóng như
“Gio linh đón thây giặc về làm phân xanh cây lá”. Gần đây, trong
liveshow "Ngày em thắp sao trời" diễn ra tối 4/5/2024, một trong
những bộ đồ diễn của ca sĩ Đàm Vĩnh Hưng gây tranh cãi trên các trang mạng xã
hội. Theo đó, một số ý kiến cho rằng, Đàm Vĩnh Hưng đã cài chiếc huy hiệu
"Biệt công bội tinh" - một loại huy chương của chế độ cũ trước năm
1975. "Biệt công bội tinh" là một huân chương của chế độ ngụy quyền
Việt Nam cộng hòa được phát hành từ những năm 1950 đến 1974. Huân chương này
được trao tặng cho quân nhân nào có công với chính quyền ngụy…
Điều đáng nói những ca
khúc, những trang phục biểu diễn này đều được dựng ở Việt Nam, được lan toả
trên các nền tảng mạng xã hội. Nguy hiểm hơn rất nhiều khi họ biểu diễn, ăn mặc
những trang phục như vậy nhưng không biết nguồn gốc, tác hại của việc họ đang
làm. Với những nghệ sỹ có tầm ảnh hưởng lớn đến đông đảo công chúng thì những
việc làm đó lại càng nguy hiểm hơn rất nhiều đến đông đảo quần chúng nhân dân,
đặc biệt là giới trẻ.
Hiện
nay các cơ quan chức năng đang vào cuộc, xem xét, xử lý các trường hợp nêu
trên. Bởi những biểu
hiện sai trái, lệch lạc trên có tác động không nhỏ đến tư tưởng, tình cảm của một
bộ phận nhân dân trong thời gian qua, trong đó có giới trẻ. Có không ít người
đã hoang mang, hoài nghi về lịch sử của dân tộc cũng như những thành quả cách mạng
của nhân dân. Thậm chí có những người có tâm lý bi quan, chán nản, mất niềm tin
vào những giá trị chân - thiện - mỹ. Vì vậy, cần phải có những cách thức phù hợp
để đấu tranh với những biểu hiện sai trái, lệch lạc đó nhằm bảo vệ giá trị đích
thực của văn hoá, văn nghệ đúng như lời Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn căn dặn: Văn hóa nghệ thuật cũng là một mặt trận,
anh chị em là chiến sĩ trên mặt trận ấy.
VĂN THẮNG