Đăng bởi Đấu trường dân chủ lúc Friday, June 14, 2024 , 0 bình luận

 Theo KCTĐ - Mới đây, trên trang facebook Việt Tân có bài đăng: “Tội lợi dụng các quyền tự do dân chủ. Một điều luật hoàn toàn thừa thãi”. Nội dung bài đăng cho rằng điều luật này là không cần thiết. Quy định tại Điều luật này có nghĩa ở Việt Nam không có tự do dân chủ một cách thực chất.



Cụ thể Điều 331, Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi bổ sung 2017 quy định:

“1. Người nào lợi dụng các quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tự do tín ngưỡng, tôn giáo, tự do lập hội và các quyền tự do dân chủ khác xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân, thì bị phạt cảnh cáo, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.

2. Phạm tội gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm”.

Thực tế, các quyền tự do dân chủ của công dân được pháp luật Việt Nam ghi nhận và bảo đảm. Tại Điều 24, 25 Hiến pháp năm 2013:

Điều 24: “1. Mọi người có quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo, theo hoặc không theo một tôn giáo nào. Các tôn giáo bình đẳng trước pháp luật.

2. Nhà nước tôn trọng và bảo hộ quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo.

3. Không ai được xâm phạm tự do tín ngưỡng, tôn giáo hoặc lợi dụng tín ngưỡng tôn giáo để vi phạm pháp luật”

Điều 25: “Công dân có quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tiếp cận thông tin, hội họp, lập hội, biểu tình. Việc thực hiện các quyền này do pháp luật quy định”.

Ngoài ra những quyền tự do dân chủ còn được quy định cụ thể tại nhiều văn bản luật chuyên ngành như Bộ luật Dân sự 2015, Luật Tín ngưỡng tôn giáo 2016... Do vậy, hoàn toàn vô căn cứ khi Việt Tân nói pháp luật Việt Nam không bảo đảm quyền tự do dân chủ của công dân.

Tuy nhiên, tự do dân chủ cần dựa trên cơ sở pháp luật. Pháp luật không cho phép hành vi lợi dụng quyền tự do dân chủ để xâm hại tới lợi ích của Nhà nước cũng như lợi ích của tổ chức, cá nhân khác. Quy định vậy là hoàn toàn phù hợp. Pháp luật không thể bảo vệ quyền tuyệt đối của chủ thể này mà làm mất đi quyền của chủ thể khác. Ví dụ, vì mâu thuẫn cá nhân, anh X đăng những hình ảnh nói xấu bôi nhọ chị T lên các trang mạng xã hội, và cho rằng đó là quyền tự do ngôn luận. Hành vi trên rõ ràng vi phạm quy định của pháp luật. Pháp luật quy định quyền cho công dân nhưng đồng thời với quyền luôn gắn với nghĩa vụ. Cá nhân thực hiện quyền của mình nhưng đồng thời có nghĩa vụ bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của chủ thể khác. Do vậy, quy định tại Điều 331, BLHS là hoàn toàn cần thiết, phù hợp, hoàn toàn không có nghĩa pháp luật Việt Nam không ghi nhận quyền tự do, dân chủ như Việt Tân đã xuyên tạc.

Không phải ngẫu nhiên, Việt Tân lại cho rằng đây là điều luật thừa thãi. Điều luật này chính là cơ sở pháp lý quan trọng để có thể xử lý những hành vi xuyên tạc, bôi xấu chính quyền thông qua các trang mạng xã hội, gắn mác quyền tự do dân chủ mà Việt Tân thường sử dụng. Đây đúng là chiêu bài vừa ăn cắp vừa la làng của Việt Tân. Chúng thực hiện hành vi vi phạm pháp luật rồi lại đổ ngược cho pháp luật quy định thừa thãi. Chúng ta cần hết sức cảnh giác với những âm mưu, thủ đoạn, không bị lôi kéo vào chiêu trò của Việt Tân!

L. THƠ – THANH QUANG

 

 

Tags:

Lưu ý: Khi để lại Nhận xét bạn nên click vào ô "Thông báo cho tôi" ở dưới để nhận phản hồi từ Admin

Học tiếng anh
Floating Image X