Đăng bởi Đấu trường dân chủ lúc Wednesday, October 23, 2024 , 0 bình luận

 

KCT - Nổi tiếng là nước xuất khẩu gạo trên thế giới, nhưng giá trị nhập khẩu gạo của Việt Nam đã lên tới 1 tỷ đô la (Mỹ) chỉ trong 9 tháng năm nay. Lợi dụng vấn đề này, Việt Tân đã có bài viết nhằm lôi kéo, kích động quần chúng nhân dân, hiểu sai về vấn đề nhập khẩu gạo ở nước ta.



Khi thông tin Việt Nam lần đầu tiên nhập khẩu gạo, nhiều người đã đặt dấu hỏi: Tại sao một nước xuất khẩu gạo hàng đầu thế giới phải nhập khẩu gạo? Tuy vậy, điều này lại thể hiện sự biến chuyển mạnh mẽ trong nội tại ngành lúa gạo.

Với nhiều người, việc một nước xuất khẩu gạo hàng đầu như Việt Nam lại phải nhập khẩu gạo có điều gì đó bất thường. Nhưng thực tế, ngành sản xuất lúa gạo của Việt Nam đã và đang làm tốt song song hai nhiệm vụ, đảm bảo an ninh lương thực và dư lượng lớn gạo để xuất khẩu.

Theo thống kê, Việt Nam đã xuất khẩu hơn 7 triệu tấn gạo, thu về 4,37 tỷ đô la trong 9 tháng năm 2024. So với cùng kỳ năm ngoái, lượng gạo xuất khẩu tăng 9,2%, giá trị tăng 23,5%. Ở chiều ngược lại, kim ngạch nhập khẩu gạo của nước ta cũng tăng mạnh. Kể từ đầu năm đến nay, kim ngạch nhập khẩu gạo của Việt Nam tăng tới 154,2% so với tháng cùng kỳ năm ngoái, tốn kém 117 triệu đô la. Lũy kế 9 tháng năm nay, Việt Nam đã chi 996 triệu USD để nhập khẩu các mặt hàng gạo về phục vụ nhu cầu sản xuất và tiêu dùng nội địa, tăng 57,3% so với cùng kỳ năm ngoái. Đây cũng là con số cao kỷ lục trong lịch sử, đồng thời vượt xa kim ngạch nhập khẩu 860 triệu đô la của năm 2023.

 

Con số trên là điều đáng kinh ngạc đối với rất nhiều người, bởi Việt Nam nổi tiếng là nước xuất khẩu gạo, là quốc gia đứng thứ hai trên thế giới về xuất khẩu mặt hàng này. Tuy nhiên, lúa gạo có nhiều phân khúc khác nhau, ví dụ như gạo để nấu ăn; gạo nguyên liệu chế biến các loại bánh, bún, phở... Do đó, bên cạnh thành tích là một trong những nước xuất khẩu gạo hàng đầu thế giới, nước ta vẫn nhập khẩu các loại gạo để phục vụ sản xuất.

Nói về chất lượng, gạo Việt Nam vẫn là thương hiệu nức tiếng thế giới, năm 2021 vượt qua cả đất nước lúa gạo như Thái Lan. Những năm gần đây, nông dân cũng dần chuyển sang trồng giống gạo thơm, gạo chất lượng cao. Giá những loại gạo này trên thị trường rất cao. Làm bún, phở, bánh tráng chỉ cần gạo dai, nở và giá thấp. Khi các loại gạo chất lượng cao ngày càng chiếm tỷ lệ lớn, đã tạo ra sự thiếu hụt một lượng gạo đáng kể phục vụ nhu cầu chế biến bún, bánh và làm thức ăn chăn nuôi. Do đó, với khoảng cách chênh lệch lớn giữa gạo trong nước và nhập khẩu, các doanh nghiệp sản xuất lựa chọn gạo ngoại nhập có lợi hơn.

Ngoài ra, nguồn cung gạo trong nước hiện không còn nhiều, một số doanh nghiệp xuất khẩu phải tăng nhập lúa gạo từ các nước láng giềng để trả đơn hàng xuất khẩu những tháng cuối năm. Chưa kể, vừa qua có gần 300.000ha lúa ở các tỉnh miền Bắc bị ngập úng, hư hại do bão số 3 Yagi. Đây không phải là "vựa lúa gạo" để phục vụ xuất khẩu, song cũng ảnh hưởng lớn tới nguồn cung mặt hàng này tại thị trường nội địa.

Chuyên gia của Hiệp hội Lương thực Việt Nam đánh giá, nhu cầu gạo thấp cấp trong nước ngày càng lớn, trong khi Việt Nam đang theo đuổi chương trình cơ cấu lại ngành lúa gạo theo hướng tăng diện tích các giống lúa chất lượng cao, việc tìm nguồn hàng mới cũng là điều dễ hiểu. 

Đáng chú ý, doanh nghiệp không chỉ nhập khẩu gạo cấp thấp từ Ấn Độ mà còn nhập cả lúa gạo chất lượng cao từ nước này và Campuchia để xuất khẩu sang nước thứ ba. Do lợi thế vị trí địa lý và uy tín cao trên thị trường quốc tế, Việt Nam trở thành thị trường nhập khẩu lúa lớn nhất và thị trường nhập khẩu gạo lớn thứ hai của Campuchia sau Trung Quốc.

Ở khía cạnh sản xuất, rõ ràng nhu cầu gạo cho chế biến bún, bánh, thức ăn chăn nuôi trong nước là rất lớn; nhưng ngược lại chiến lược phát triển của ngành hàng lúa gạo là hướng đến tăng chất lượng hạt gạo Việt bằng các giống chất lượng cao, phục vụ xuất khẩu. Gạo nhập khẩu không chỉ bù đắp khoảng trống trong phân khúc gạo thấp cấp, mà còn có giá rẻ, đảm bảo lợi nhuận cho doanh nghiệp.

          Trước sự phát triển mạnh mẽ của khoa học - công nghệ, xuất hiện ngày càng nhiều các trang mạng xã hội đã tác động lớn đến mọi lĩnh vực hoạt động và sinh hoạt của con người, nhất là giới trẻ. Bên cạnh nhiều tiện ích, các trang mạng xã hội cũng đã gây ra những hệ lụy không tốt, khó lường. Nhiều người chỉ đọc tiêu đề của tin tức, đã có những suy nghĩ lệch lạc, sai trái từ đó tiếp tay cho thế lực thù địch. Để tránh những sự việc đáng tiếc xảy ra, mọi người hãy nâng cao tinh thần trách nhiệm với bản thân và cộng đồng bằng cách sử dụng mạng xã hội đúng quy định và có văn hóa. Hãy thật thận trọng khi đăng tải thông tin, đừng vì sự thiếu hiểu biết, bốc đồng mà chia sẻ hoặc bình luận những nội dung sai trái.

Tạ Huy 

Tags:

Lưu ý: Khi để lại Nhận xét bạn nên click vào ô "Thông báo cho tôi" ở dưới để nhận phản hồi từ Admin

Học tiếng anh
Floating Image X